Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 6 24, 2012

Tư liệu tham khảo về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông

1. Vẻ đẹp  sông Hương a) Sông hương vùng thượng lưu -  Sông Hương  vùng thượng lưu mang vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại, bí ẩn, sâu thẳm nhưng cũng có lúc dịu dàng, say đắm. - Sự mãnh liệt, hoang dại của con sông được thể hiện qua những so sánh : “Bản trường ca của rừng già”, những hình ảnh đầy ấn tượng : (“rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn”, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”) - Vẻ dịu dàng, say đắm : những sắc màu rực rỡ (“những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”). - Dòng sông được nhân hoá : như một cô gái di gan phóng khoáng và man dại, rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Đó là sức mạnh bản năng của người con gái, sức mạnh ấy được chế ngự bởi cấu trúc địa lý lãnh thổ để đi ra khỏi rừng, nó “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá sứ sở”. - Ngay từ đầu trang viết, người đọc đó cảm nhận được sự tài hoa của...

Suy nghĩ về tình mẫu tử

SUY NGHĨ VỀ TÌNH MẪU TỬ “ Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cát Bà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng thiên vương Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay những anh hùng Là bác học… hay là ai đi nữa Vẫn là con của một người phụ nữ Một người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tên” Những câu thơ bình dị của nữ nhà thơ Xuân Quỳnh làm tôi bất giác nghĩ về tình mẹ. Mẹ- tiếng gọi nghẹn ngào mà thân thương đến lạ. biết bao ấm áp, bao niềm vui, bao sung sướng đầy vơi chất trong tiếng gọi ấy. Có lẽ rằng, viết về mẹ mãi mãi là dề tài không mới nhưng không bao giờ cũ trong dòng chảy văn học. Tình cảm nhân bản và cao đẹp ấy ta đã bắt gặp trong  Nắng mới  của Lưu Trọng Lư,  Con cò  của Chế Lan Viên… và rất nhiều, rất nhiều bài thơ khác nữa. nhưng không hiểu sao hai câu thơ của Nguyễn Duy trong bài Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa cứ ám ảnh, cứ day dứt trong lòng tôi mãi: Ta đi trọn kiếp con người Cũng không đi hết những lời mẹ ru Đây là hai câu thơ xúc động, sâu lắng và hàm súc tro...

bạn cho rằng thế nào là sành điệu?

Đề bài  .  “Nhiều người cho rằng  sành điệu là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người …nhưng những người từng trải lại bảo rằng: sành điệu nhất chính là biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách của cuộc đời”. (Theo 24h.com.vn) Còn bạn, bạn cho rằng thế nào là sành điệu? Viết 1 bài văn nghị luận với nhan đề “sành điệu ” Gợi ý: - Xã hội đang phát triển, con người sống trong xã hội ấy nếu ko học hỏi, cập nhật hiểu biết thì sẽ bị lạc hậu… - Ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, dùng đồ vật đắt tiền cũng là sành điệu tuy nhiên cái sành điệu ấy chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài. - Con người quan trọng cần có sự hiểu biết, mà muốn có hiểu biết thì phải biết học hỏi. - Con đường học hỏi nhiều khi ko bằng phẳng mà lắm chông gai vì thế ta phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách… (Đây chỉ là những định hướng cảu riêng người ra đề . Học sinh có thể có những suy nghĩ và những cách hiểu khác, hợp lí, thuyết phục hơn) (Văn học v...

Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay

Đề bài: Trình bày quan điểm của bạn về vai trò, ý nghĩa của việc học Văn trong xã hội ngày nay Nội dung cần nêu Vai trò, ý nghĩa của môn Ngữ văn trong nhà trường và trong xã hội: - Giúp con người nhận thức được cái hay , cái đẹp chuẩn mực trong cuộc sống. Vì văn học, khoa học nhân văn là những kết tinh tinh hoa văn hóa nhân loại, lưu truyền những giá trị tốt đẹp của con người qua các thời đại. Giúp con người có bản lĩnh, có suy nghĩ, ứng xử, lối sống đúng đắn , lành mạnh . - Nếu thiếu văn học, con người sẽ rơi vào bi kịch, như một nhà văn Mê hi cô đã nói: Bi kịch của thời đại chúng ta là thừa trí tueetj, thiếu tâm hồn. - Môn Ngữ văn là môn học thuộc nhóm công cụ, học tốt Ngữ văn sẽ có tác động tích cực đến các môn học khác… Nguyên nhân hiện tượng học sinh, sinh viên không thích học văn: - Do lối sống, suy nghĩ thực dụng của học sinh, phụ huynh. - Do đội ngũ giáo viên dạy văn tâm huyết với nghề ngày càng ít. Nhiều giáo viên bị gánh nặng cuộc sống nhọc nhằn làm mất niềm say mê văn học vố...

Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

NƯỚC VIỆT NAM TA NHỎ HAY KHÔNG NHỎ? Đề bài:  Nhằm khơi gợi tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ trong thời đại mở cửa, hội nhập của đất nước, báo Thanh niên mở diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” Nếu được tham gia diễn đàn trên , bạn sẽ nói gì với tuổi trẻ hôm nay? Gợi ý: Giải thích vấn đề “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” – Nhỏ ở đây không phải là muốn nói đến cái nhỏ về địa lí, về dân số mà là về vị thế của nước ta trong đối sánh, trong quan hệ với các quốc gia khác. Bình luận 1 số khía cạnh của vấn đề So với nhiều nước trên thế giới và ngay cả những con rồng , con hổ trong khu vực, nước ta có nhiều mặt thua kém, tụt hậu về khoa học, công nghệ, về chỉ số GDP, về tiềm lực kinh tế. Xét về mặt này, nước ta đúng là “nhỏ”. Xét về phương diện lịch sử, văn hóa, dân tộc ta từng chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh nhất trong lịch sử , có những truyền thống quý báu, có 1 quá khứ hào hùng…Về những phương diện này, nước ta không hề nhỏ (Đó là chưa kể...

anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con người.

Đề bài . Lòng tự trọng Trong tác phẩm   “Một người Hà Nội”  (Nguyễn Khải), nhân vật bà Hiền từng bày tỏ quan niệm dạy dỗ con cái, chỉ chú ý dạy con  “biết tự trọng , biết xấu hổ, còn sau này muốn sống ra sao thì tùy” . Từ quan niệm của nhân vật trên, anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ về vấn đề : lòng tự trọng của con người. Gợi ý làm bài 1, Giải thích và chứng minh nội dung ý kiến mà đề bài đã nêu ra - Thế nào là tự trọng? Theo từ điển Tiếng Việt thì tự trọng là coi trọng và giữ gìn phẩm cách , danh dự của mình. - Phân biệt tự trọng với tự ti và tự cao: +Tự cao: Tự cho mình là nhất, là hơn người mà coi thường người khác + Tự ti: Tự cho mình là thua kém người Cả 2 tính cách này đều khác với tự trọng và đều là tính cách không nên có , cần sửa chữa, xóa bỏ. - Lòng tự trọng có từ đâu? Lòng tự tọng hình thành và phát triền trong suốt cuộc đời chúng ta. Những trải nghiệm trong thời thơ ấu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên lòng tự trọng. Khi lớn lên, thành công hay t...

Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình - Nêu suy nghĩ về câu nói của Nam Cao.

Đề bài: Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé” , “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. (Đời thừa – Nam Cao). Trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên. Gợi ý: Nội dung bài viết cần đảm bảo các luận điểm chính sau: Giải thích, chứng minh vấn đề - Giải thích các khái niệm:  kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai kẻ khác, kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình… - Giải thích toàn bộ vấn đề : cần làm rõ tại sao Nam Cao  lại quan niệm như thế? Từ đó thấy được ý nghĩa của câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng , đức hi sinh, tình yêu thương giữa con người vs con người trong cuộc sống. - Phân tích một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ vấn đề (dẫn chứng trong học tập, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ giữa các quốc gia…) 2 . Bình luận vấn đề - Trình bày ý kiến , quan điểm về câu nói củ...

câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử

Đề bài : Trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của A. Lin- Côn : “Xin hãy dạy cho con tôi chấp nhận: thi rớt còn vinh dự hơn gian lận trong thi cử” (Theo Ngữ văn 10, tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). (Câu II- 3đ- Đề Tuyển sinh Đại học 2009, Khối C). Thang đáp án: 1. Giải thích ý kiến (0.5đ): - Về nội dung trực tiếp, lời của A. Lin- côn muốn khẳng định: chấp nhận thi rớt một cách trung thực còn vinh dự hơn thi đỗ nhờ gian dối. - Về thực chất, ý kiến này đề cập đến đức tính trung thực của con người. 2. Bàn luận về trung thực trong thi cử và trong cuộc sống (2.0đ): - Trong khi thi (1.0đ): + Trung thực là phải làm bài bằng thực lực và chỉ chấp nhận đỗ đạt bằng thực chất của mình. Còn gian lận là làm mọi cách để đỗ bằng được, không cần thực chất (0.5đ). + Người trung thực phải là người biết rõ: Trung thực trong khi thi dù thi rớt vẫn vinh dự hơn đỗ đạt nhờ gian lận. Đối với tư cách của một thí sinh, trung thực trong khi thi là điều quan trọng hơn cả. (0.5đ). - Trong cuộc sống (1.0đ...

Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi

Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi "Bắt trẻ đồng xanh" - Bài dự thi đạt giải Nhất cuộc thi "Quyển sách làm thay đổi cuộc đời tôi" Nếu có ai đó hỏi, liệu một quyển sách có khả năng làm thay đổi đời người không, tôi sẽ trả lời rằng tôi hiếm khi nghi ngờ điều đó. Một quyển sách, đến vào đúng thời điểm, có thể làm cho cuộc sống của ta rẽ sang hướng khác. Đấy không phải là điều bạn được tuyên truyền hay dạy bảo, mà chính bạn sẽ rút ra được kết luận này, khi bắt gặp quyển sách của đời mình. Tôi nhớ một buổi chiều ở Era, quán café sách quen thuộc tôi hay ghé lại mỗi khi rảnh rỗi. Khi đang chăm chú chọn sách trên chiếc giá sách nhỏ hai ngăn sát tường, có một người khách nữa trong quán cũng đến kệ sách. Đó là một người lạ, nhưng chúng tôi vẫn gật đầu chào nhau, có lẽ vì những ai cùng chung sở thích sẽ cảm thấy dễ gần hơn. Và trong lúc cả hai đang chọn sách, anh quay sang tôi bắt chuyện, chủ yếu vẫn là hỏi về những thể loại sách tôi thích đọc. Rồi người lạ hỏi tôi, em đọc B...