Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn văn học 12

Đề thi thử Đại Học môn Ngữ văn - 2013

SỞ GD & ĐT TIỀN GIANG   CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT CHUYÊN  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KỲ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012-2013 Môn: NGỮ VĂN – KHỐI D  Thời gian: 120 phút  (không kể thời gian giao đề) Xem trước Download I.  PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH  (2,0 điểm) Câu I :Anh/Chị hãy cho biết đoạn trích  Những đứa con trong gia đình  của Nguyễn Thi được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn của nhân vật nào? Tác dụng của cách trần thuật này đối với kết cấu truyện và khắc họa tính cách nhân vật? II.PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN  (8,0 điểm). (Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu câu II.a hoặc II.b) Câu II.a. Theo chương trình Chuẩn:  Thơ Tố Hữu mang tính trữ tình - chính trị. Hãy phân tích bài thơ  “ Từ ấy”  của Tố Hữu để làm rõ điều này. Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim... Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm...

Tóm tắt các tác phẩm văn xuôi 12

TÓM TẮT TÁC PHẨM VĂN XUÔI LỚP 12 Tóm tắt truyện Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài ( in trong tập Truyện Tây Bắc, 1953) : Vợ chồng A phủ kể về đôi vợ chồng người H’ Mông ở vùng Tây Bắc. Mỵ là một cô gái xinh đẹp có tài thổi sáo. Trai bản nhiều người mê và Mỵ đã có người yêu . Dù cha Mị nợ thống lí Pá Tra một món tiền lớn, chưa trả nổi, hằng năm phải trả lãi cả một nương ngô nhưng Mị kiên quyết không lấy A Sử -con trai thống lý Pá Tra- để xoá nợ. Nhưng một đêm xuân, Mị bị A Sử lừa, bắt về trình ma nhà nó. Tiếng gọi là làm vợ A Sử nhưng Mị bị đối xử thậm tệ. Ban đầu, Mị định tự tử nhưng vì thương cha đành cam chịu sống trong đau khổ, câm lặng “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. * Ngày Tết lại về, Mị lén uống rượu một mình. Không khí vui nhộn, nhất là tiếng sáo gọi bạn tình đã giúp Mị nhớ lại những ngày trước, khơi dậy ở Mị khát vọng tình yêu hạnh phúc. Mị vào buồng, định thay váy áo đi chơi thì bị A Sử bắt trói đứng vào cột nhà, bằng cả thúng dây đay, cả tóc Mị. Trong cơn chập chờ...

Thuật lại một cách ngắn gọn và đầy đủ các lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến

3 LẦN CHÍ PHÈO ĐẾN NHÀ BÁ KIẾN Đề bài:  Sau khi ở tù về, nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao đã đi đến nhà Bá Kiến mấy lần? Anh (Chị) hãy thuật lại một cách ngắn gọn và đầy đủ các lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Trong mỗi lần cần làm rõ: - Hoàn cảnh cụ thể. - Động cơ thúc đẩy Chí Phèo đến nhà Bá Kiến? Từ đó, anh (chị) hãy nêu một vài suy nghĩ về giá trị tác phẩm Chí Phèo. Xem thêm Ôn thi Đại Học - Bi kịch chí phèo Phân tích tác phẩm Chí Phèo - Phân tích Chí Phèo Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn "Chí Phèo" của nhà văn Nam Cao Giải mã Chí Phèo Truyền kỳ Chí Phèo GỢI Ý LÀM BÀI Thân bài (Ý I lần thứ nhất): 1  - Sau khi ở tù về một ngày, Chí Phèo đã ra chợ uống rượu với thịt chó từ trưa đến chiều, "say k hướt" rồi ngật ngưỡng, hung hăng cầm vỏ chai đến nhà Bá Kiến gọi tên liên tục ra mà chửi. Cụ Bá chưa về. Con trai Cụ là Lý Cường nổi tiếng hách dịch đã xông ra đánh nhau với Chí Phèo. Chí Phèo vừa rạch mặt ăn vạ, vừa kêu làng như bị người ta ...

Ôn thi ĐH- Bài thơ tây tiến - Quang Dũng

ÔN THI ĐẠI HỌC BÀI TÂY TIẾN - QUANG DŨNG (Phân tích bài thơ Tây Tiến) Xem thêm Phân tích bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng Phân tích 14 câu thơ đầu trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Phân tích khổ thơ sau trong bài "Tây Tiến" của tác giả Quang Dũng Phân tích "Tây Tiến" của Quang Dũng Phân tích đoạn thơ sau trong bài Tây Tiến (Quang Dũng) : Doanh trại bừng lên hội đuốc, hoa Kia em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa BÀI THAM KHẢO Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, vẽ tranh, soạn nhạc… nhưng thành công nhất vẫn là thơ ca. Các tập thơ tiêu biểu của Quang Dũng được bạn đọc biết đến nhiều như “Mây đầu ô”, “Mùa hoa gạo”… Nhưng tên tuổi của Quang Dũng có lẽ đã gắn liền với bài thơ Tây Tiến. Bài thơ ra đời vào năm 1948 in trong tập “Mây đầu ô” là bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca kháng c...

Suy nghĩ của em về câu nói " Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm"

Suy nghĩ của em về câu nói " Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm". Xem thêm Những bài nghị luận văn học lớp 12 (Phần II) Những bài nghị luận xã hội lớp 12 ( Phần I ) BÀI LÀM Mở bài: Thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay đang cần lắm những bàn tay của con người sẵn sàng mở rộng lòng nhân ái. Nếu hạnh phúc và niềm vui được sẻ chia thì nỗi buồn sẽ bị dập tắt còn hạnh phúc và niềm vui thì sẽ được nhân đôi. Con người khi trao đi yêu thương cho người khác, tức là họ cũng đã nhận lại yêu thương cho mình, và con người đó luôn có được những điều tốt đẹp cho bản thân và cho những người xung quanh nữa . Có lẽ đó cũng chính là nội dung của câu ngạn ngữ mà người Bungari muốn gửi tặng đến tất cả chúng ta  “Bàn tay tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Thân bài: 1.  Giải thích Hoa hồng  là loài hoa đẹp nhất trong các loài hoa, nó là biểu tượng cho tình yêu và hạnh phúc từ bao đời nay. Hoa hồng đây chính là ẩn dụ cho tình yêu thương, sự sẻ chia. Còn...

Nghị luận - Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa

ĐỂ RA:  Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: “ Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa” Xem thêm Những bài nghị luận văn học lớp 12 (Phần II) Những bài nghị luận xã hội lớp 12 ( Phần I ) HƯỚNG DẪN I. Mở bài Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Thần tượng ấy có thể là một doanh nhân thành đạt, một ca nhạc sĩ, hay chỉ là người mẹ, người cha trong gia đình. Nhưng có một bộ phận lớp trẻ bây giờ lại mê mẩn những thần tượng Kpop để rồi quên ăn, quên ngủ, quên cả học hành. Vì vậy có ý kiến cho rằng “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Điều đó đúng chăng ? II. Thân bài 1. Giải thích: - Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu...

Ôn thi TN - ĐH Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm

ĐỀ RA: Phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Đất Nước của Nguyễn KHoa Điềm. Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa” mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó… ---------------------------------- Lưu ý: Rất dễ ra Tốt Nghiệp 2013 Xem thêm: Những cảm hứng về đất nước bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi và Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Nét mới trong cảm nhận về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm Đọc hiểu đoạn trích Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm Đất Nước qua dòng suy tưởng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH ( Giáo viên Phan Danh Hiếu. Biên Hòa. Đồng Nai) I. MỞ BÀI Đất Nước là nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca và nghệ thuật. Mỗi nhà thơ đều có những cảm nhận rất riêng về Đấ...