Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Giáo dục

Cuộc thi viết “Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11

Hình ảnh
Cuộc thi viết “Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11 Cuộc thi viết “Lời Chúc Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11  do  kenhdaihoc.com  tổ chức nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đây là cơ hội để các bạn cùng chia sẻ, gửi gắm những tình cảm yêu thương đến thầy cô - những người đã, luôn và sẽ mãi mãi là một phần trong mỗi chúng ta. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta hãy cùng chia sẻ những tình cảm của mình hoặc cùng nhớ lại những kỷ niệm học đường nơi những người thầy, người cô đã dìu dắt. Những thông điệp tri ân của bạn sẽ được gửi đến các thầy cô như một món quà ý nghĩa nhân dịp 20/11 năm nay. + Đối tượng dự thi:  Tất cả các bạn học sinh, sinh viên là thành viên kenhdaihoc.com có sử dụng Facebook. + Thời gian nộp bài dự thi:  từ 8/11 đến hết ngày 20/11 + Hình thức : - Nội dung viết:  Đó có thể là những lời chúc, bài viết về hình ảnh các thầy cô giáo có công ơn dạy dỗ mình; Những ký ức, kỷ niệm về thầy cô; Những câu chuyện hay để lại ấn tượng khó phải liên qua...

Cuộc thi viết “Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11

Hình ảnh
Cuộc thi viết “Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11 Cuộc thi viết “Lời Chúc Tri ân thầy cô ” nhân ngày 20-11  do  kenhdaihoc.com  tổ chức nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11. Đây là cơ hội để các bạn cùng chia sẻ, gửi gắm những tình cảm yêu thương đến thầy cô - những người đã, luôn và sẽ mãi mãi là một phần trong mỗi chúng ta. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, chúng ta hãy cùng chia sẻ những tình cảm của mình hoặc cùng nhớ lại những kỷ niệm học đường nơi những người thầy, người cô đã dìu dắt. Những thông điệp tri ân của bạn sẽ được gửi đến các thầy cô như một món quà ý nghĩa nhân dịp 20/11 năm nay. + Đối tượng dự thi:  Tất cả các bạn học sinh, sinh viên là thành viên kenhdaihoc.com có sử dụng Facebook. + Thời gian nộp bài dự thi:  từ 8/11 đến hết ngày 20/11 + Hình thức : - Nội dung viết:  Đó có thể là những lời chúc, bài viết về hình ảnh các thầy cô giáo có công ơn dạy dỗ mình; Những ký ức, kỷ niệm về thầy cô; Những câu chuyện hay để lại ấn tượng khó phải liên qua...

Rút ngắn bậc phổ thông sẽ tiết kiệm 10.000 tỷ đồng

Hình ảnh
"Cần phải đổi mới quan niệm, coi giáo dục phổ thông chỉ là công cụ, các em ra đời có thể học tiếp. Tiểu học không cần nhiều môn, phổ thông rút ngắn còn 11 lớp", nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Xuân Nhĩ trả lời VnExpress. - Từng nhiều năm làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục, ông nhận xét gì về dự thảo Đề án đổi mới giáo dục sắp trình Hội nghị trung ương 6? - Tôi mới nhận được dự thảo Đề án đổi mới giáo dục của Bộ GD&ĐT cách đây vài ngày. Tôi đọc xong và bất ngờ bởi toàn bộ nội dung đề án chưa có gì đổi mới cả, vẫn là những cái cũ được nhắc lại như chuyển giáo dục sang mô hình mở, xây dựng mô hình học tập suốt đời, đào tạo liên thông…Những điều này đã nói từ lâu rồi, không còn mới mẻ gì nữa. Cái quan trọng là học tập suốt đời làm như thế nào thì lại không được nói đến. Thực trạng của nền giáo dục đã có nhiều chuyên gia phân tích. Đó là sự nặng nề, cồng kềnh, không đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không hội nhập được. Nhiệm vụ của đổi mới căn bản và toàn di...

Nữ sinh hái dừa thuê đậu một lúc hai trường

Hình ảnh
Là con út trong gia đình 10 anh em, có nhiều người mang trọng bệnh, từ nhỏ, Lan Phương phải leo dừa thuê kiếm tiền ăn học, nay đậu hai trường đại học, một trường cao đẳng. Gia đình nhiều trọng bệnh Cha của Phương bị bệnh “viêm nang lông”, không làm được việc gì, mỗi tuần phải tốn tiền thuốc mấy trăm nghìn đồng. Mẹ của bạn bị thoái hóa khớp, đau nhức kinh niên, không có thuốc là không chịu được. Hai anh trai, một người sụp xương hàm trên chưa có tiền ghép lại, một người bị viêm gan siêu vi, mỗi tháng tiền thuốc tốn hàng triệu đồng. Gia đình thiếu thốn trong từng bữa ăn, để dành tiền lo thuốc men trị bệnh. Cuộc sống từ nhỏ của Phương đã muôn vàn khó khăn. Hằng ngày, ngoài giờ đến trường, Phương đi làm thuê, ai thuê gì làm nấy. Cuối năm, Lan Phương thường đội dưa hấu, một tấn được 100.000 đồng. Cách đây 5 năm, Lan Phương chọn được nghề bẻ dừa thuê. Nhà cách trường 15 km, Phương phải ở trọ và toàn bộ tiền trọ học hàng tháng, tiền ăn, tiền sách vở, từ lớp 8 đến lớp 12, là tiền của nghề này....

Cậu học trò 'ô sin' đỗ đại học Kiến trúc TP

Hình ảnh
Bà con ở thị trấn Phù Mỹ (huyện Phù Mỹ, Bình Định) rất vui khi biết Lại Thành Nhân đỗ đại học Kiến trúc TP HCM. Người mẹ 4 năm nuôi giấc mơ đại học cho con trai cụt tay Còng lưng 'gánh' con vào đại học   Gia đình nghèo, đông anh em, mẹ lại mất sớm nên Nhân phải vất vả tự lập. Hàng xóm của Nhân kể: Từ bé, Nhân lang thang khắp thôn để xin việc làm. Hồi học tiểu học, bạn thường ra chợ nhặt rau, nhặt đậu thuê. Sang THCS, bạn thường được mọi người thuê xách nước, hốt trấu, chở trấu. Ngoài giờ học, Nhân thường đi chở hàng thuê. Ảnh:  Dân Việt. Ông Lại Hòa An - bố Nhân, cho biết: “Vì quá túng quẫn nên nhiều lần bác khuyên Nhân nghỉ học. Những lúc như vậy, nó lại năn nỉ, xin đi làm thuê để lấy tiền học. Thấy như vậy, bác vừa thương con lại vừa tủi phận vì không làm tròn trách nhiệm người cha”. Vào THPT, hàng ngày, ngoài giờ học ở trường, Nhân phải đi rửa chén bát thuê, đi chở hàng thuê. Tuy vậy cũng không đủ tiền ăn học. Cô Nguyễn Thị Nhật Lệ (ngụ thị trấn Phù Mỹ) thấy vậy nên thương ...

Còng lưng 'gánh' con vào đại học

Hình ảnh
Dưới sân trường Đại học Luật (Hà Nội), bà Nhàn vác tải gạo chừng 30 kg trên vai, lê cái chân khập khễnh ra ghế đá. Cậu con trai cũng vừa nhập học xong. Bà giục con cầm theo đồ đạc, nhanh đi tìm một chỗ trọ. Từ vùng rừng núi ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa, bà Nhàn phải bắt chuyến xe lúc nửa đêm ra Hà Nội cho con trai kịp giờ nhập học. Bà tính đợi con làm thủ tục xong sẽ đi tìm nhà trọ. Nếu tìm được, bà sẽ sắm sửa đồ đạc giúp con để ngày mai về quê luôn. Với nhiều gia đình ở nông thôn, cho con học đại học đồng nghĩa với gánh nặng lao động nhiều hơn, nợ nần nhiều hơn. Ảnh: Phan Dương. Bà nói nhà mình ở một vùng rừng núi của Thanh Hóa giáp với Nghệ An, cuộc sống thuần nông khá vất vả nên từ lúc biết con đậu đại học, bà vui một mà lo gấp mười. Chưa đến 50 tuổi, quanh năm đầu tắt mặt tối với ruộng đồng khiến khuôn mặt bà Nhàn đầy vết chân chim, nước da cháy nắng. Thêm cái chân khập khễnh trong một lần bị tai nạn ở xưởng khai thác đá, dáng bà thất thểu hơn. Lần đưa con đi thi đại học, bà phải bán 500 ...

Việt Nam là gì? - Clip đang gây sụt sùi cư dân mạng

Hình ảnh
Một du học sinh Việt đã dựng đoạn phim ngắn khá xúc động giới thiệu Việt Nam đến bạn bè tại Nhật. Đoạn video ngắn có tên Việt Nam là gì? xuất hiện trên mạng xã hội Youtube từ 6 ngày trước và nhanh chóng nhận được đông đảo sự ủng hộ của cộng đồng mạng với lượt view xấp xỉ 60.000. Những thước phim được cắt ghép từ rất nhiều các đoạn video khác nhưng phân chia thành 4 phần rõ rệt.  Mở đầu phim, tác giả sử dụng những đoạn clip khắc họa hình ảnh quen thuộc của Việt Nam trước thời kỳ đổi mới với cánh đồng lúa, đầm sen, và thiếu nữ Việt thướt tha trong tà áo dài nữ tính. Tiếp theo là bối cảnh chiến tranh chống đế quốc, những cố gắng hy sinh của lớp người đi trước để giành độc lập chủ quyền lãnh thổ. Đoạn thứ 3 được tác giả sử dụng để mô tả lại thời kỳ giải phóng dân tộc đầy huy hoàng, với chiến thắng Điện Biên Phủ, cả đất nước ngập tràn màu cờ đỏ sao vàng. Cuối cùng là đoạn phim Việt Nam thời hòa bình với lớp thanh niên trẻ hiện đại, năng động và tràn trề sức sống. Việt Nam xưa nền nã tro...

9 trường đại học có nhiều giảng viên nổi tiếng nhất thế giới

Hình ảnh
Harvard, Yale, Stanford… là những trường tên tuổi không thể vắng mặt trong danh sách này. Bên cạnh đó còn có ĐH Boston, Texas và American. Không có gì phải ngạc nhiên khi American University, ngôi trường nằm ở thủ đô của nước Mỹ, có đội ngũ giảng viên là những nhân vật nổi tiếng trên chính trường. Trường này có Ralph Nader - ứng viên 5 cuộc chạy đua Tổng thống của Đảng Xanh, Joe Clark – Thủ tướng thứ 16 của Canada và Jackie Norris – cựu chánh văn phòng của bà Michelle Obama.   Thành phố Austin thường được xem là tâm điểm sang trọng của bang Texas, và ĐH Texas tất nhiên cũng góp phần vào sự ấn tượng đó bằng cách thu hút cho mình những giảng viên tên tuổi nhất. Đối với những SV học ngành khoa học, họ sẽ được giảng dạy bởi Steven Weinberg – nhà vật lý từng đạt giải Nobel với công trình nghiên cứu về hạt cơ bản, Robert Metcalfe – GS Kỹ thuật điện (người phát minh ra Ethernet và thành lập nhà sản xuất điện 3Com), James K. Galbraith – nhà kinh tế nổi tiếng từng là giám đốc điều hành của ...

Người mẹ 4 năm nuôi giấc mơ đại học cho con trai cụt tay

Hình ảnh
Để thực hiện “giấc mơ đại học” của người con trai bị cụt cả hai cánh tay, người mẹ đã gác lại công việc ruộng vườn, bỏ quê lên thành phố làm nghề thu dọn phế thải để ngày ngày đưa con đến trường.  Cô Vương Cảnh Ni, một phụ nữ nông thôn Trung Quốc, năm nay 44 tuổi, trông rất hiền lành và chất phác nhưng ít ai biết được rằng, phía sau sự bình dị đó là một trái tim nhân hậu và đầy tình yêu thương của một người mẹ. Mới lên 5 tuổi, Kiện Bình, con trai cô Cảnh Ni đã bị cụt mất hai cánh tay do tai nạn giao thông. Một đêm mưa trước ngày tốt nghiệp cấp 2, vì tránh chiếc xe ba bánh, Kiện Bình lại bị ngã gãy xương. Tai nạn nối tiếp tai nạn, khiến gia cảnh cô Cảnh Ni càng thêm điêu đứng. Nhưng không vì những bất hạnh đó mà mẹ con cô từ bỏ giấc mơ của đời mình, đó là giấc mơ “bước chân vào cổng trường đại học”. Cô Cảnh Ni và con trai Kiện Bình chụp trước cổng trường. Khi sức khỏe vẫn chưa hồi phục hẳn, Kiện Bình đã chăm chỉ lao vào ôn thi lên cấp 3 nhưng Kiện Bình lại thiếu mất 10/100 điểm và đ...

Rùng mình những kiểu hành hình thời Trung Cổ

Hình ảnh
Đóng đính lên thập tự, tắm nước sôi, lột da… là những kiểu hành hình tàn khốc nhất lịch sử loài người. 1. “Tắm” nước sôi Bạn hãy thử tưởng tượng xem ai có khả năng sống sót sau khi bị nhúng vào vại nước sôi sùng sục. Con số thoát khỏi bàn tay tử thần là rất hiếm hoi, bởi thế, hình thức hành hình này được xem là dã man nhất thời cổ đại và được thực hiện xuyên suốt quá trình lịch sử xa xưa của loài người. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những mẩu xương người trong những cái lò và nồi nấu ăn ở Trung Quốc cách đây khoảng 500.000 năm. Tại Anh, những năm 1500, hình thức này được xem là hợp pháp. Nạn nhân của nó sẽ được “nhúng” ngập trong vại nước, dầu hoặc hắc ín sôi sùng sục cho đến chết. Chỉ cần nghĩ đến vại dầu nóng kia thôi, chúng ta có thể “đồng cảm” với nỗi sợ hãi kinh hoàng của những tử tù khi phải trải qua khoảnh khắc tồi tệ cuối cùng của đời mình. 2. Đóng đinh lên thập tự Đóng đinh lên thập tự là một trong những hình thức tra tấn khủng khiếp và dã man nhất thời cổ xưa, kéo dài suốt thế ...

Bức xúc với clip nữ sinh THPT đánh bạn dã man vì bị chê “mất trinh”

Hình ảnh
Lại thêm một clip nữ sinh đánh nhau dã man tiếp tục được tung lên mạng trong thời gian mới đây. Hai nữ sinh mặc áo đồng phục nhà trường đã lao vào bạn nữ cùng lớp và liên tục tung ra những cú đòn dã man như túm tóc, tát và lên gối với người bạn này vì lí do đã nói mình… “mất trinh”? Những ngày qua, cư dân mạng đang xôn xao với đoạn clip ghi lại cảnh hai nữ sinh mặc áo đồng phục nhà trường đã lao vào bạn nữ cùng lớp và liên tục tung ra những cú đòn dã man như túm tóc, tát và lên gối với người bạn này vì lí do đã nói mình…mất trinh? Chuyện xảy ra ngay trong lớp học tại một trường ở khu vực phía Nam. Sau phần “chất vấn”, hai nữ sinh đã lao vào túm tóc và lên gối liên tục một bạn cùng lớp. Sự việc có lẽ xảy ra vào giờ ra chơi và không hề thấy một ai can ngăn hành động dã man này, trái lại những bạn khác trong lớp còn đứng cười, quay phim chụp ảnh. Nữ sình này ngang nhiên đánh bạn hết sức dã man ngay trong lớp học (Ảnh cắt ra từ clip) Chưa rõ nữ sinh này bị đánh có phải vì đã nói bạn mình m...

Tinh thần hiếu học ngày nay

Hình ảnh
Tinh thần hiếu học ngày nay. (Hiếu học). Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng. (Quốc Tử Giám đã được ghi tên vào danh mục Di Sản Văn hóa Thế giới). hình: Tượng thờ vua Lý Nhân Tông, người có công lập ra Quốc Tử Giám. Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt. Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẩn nại và ham học hỏi. Sự hiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần, những anh hùng dân tộc…Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục và phát huy bởi các bạn. Tự hào là thế hệ thanh niên ...