Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lịch Sử

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành (bắt đầu: 1821?, kết thúc: 1827) là cuộc nổi dậy do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam. 1. Bối cảnh & nguyên nhân: Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông, công, thương,... đều suy đốn và đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân mà đại bộ phận là dân lao động nghèo lâm vào cảnh sống ngày càng cơ cực.       Download :  http://www.mediafire.com/view/?44kudewfzes3cfk

Khởi nghĩa Cao Bá Quát

KHỞI NGHĨA CAO BÁ QUÁT Khởi nghĩa Cao Bá Quát hay Khởi nghĩa Mỹ Lương (sử cũ gọi là Giặc Châu Chấu [1]) là tên gọi một cuộc khởi nghĩa do Lê Duy Cự làm Minh chủ, Cao Bá Quát (1809-1855) làm Quốc sư, đã nổ ra tại Mỹ Lương thuộc Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội,       Download :  http://www.mediafire.com/view/?n9qj8aiaho787zx

Quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu . Nguyên nhân

Những nét chính về quá trình khủng hoảng và tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu . Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng và tan rã này là gì ? >> Nguyên nhân sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu >>  Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô? Nguyên nhân chính? Suy nghĩ về công cuộc xây dựng CNXH ở một số quốc gia hiện nay? 1.Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô.( Liên Xô từ nửa sau những năm 1970 đến 1991). a. Hoàn cảnh lịch sử - Năm 1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ đã tác động mạnh mẽ đến tình hình kinh tế, chính trị thế giới.  - Do chậm sửa đổi để thích ứng với tình hình mới, cuối những năm 70 đến đầu những năm 80, kinh tế Liên Xô lâm vào tình trạng trì trệ, suy thoái. Dẫn đến những diễn biến phức tạp về chính trị tư tưởng . b. Công cuộc cải tổ và hậu quả. - Tháng 3/1985, Gooc -ba - chop (M.Gorbachev) tiến hành cải tổ đất nước theo đường lối “ cải cách kinh tế triệt để”,  tiếp theo là  cải cách hệ   thống chính trị và đổi m...

Tiểu sử các Vua Việt [ P22 -Lê Lợi - Vị anh hùng giải phóng dân tộc ]

Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương  (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông  nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cù...

Tiểu sử các Vua Việt [ P21 -Lê Hiến Tông ]

Lê Hiến Tông (1497-1504) Niên hiệu: Cảnh Thống Vua Hiến Tông tên huý là Tranh và tên huý khác là Huy, là con trưởng của Thánh Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ (1461). Năm Hiến Tông 37 tuổi mới được cha truyền ngôi, trong thời gian 7 năm cầm quyền chính ông không có gì sáng tạo so với đời vua trước. Nhưng Hiến Tông là một ông vua thông minh trí tuệ hơn người mà lại nhân từ ôn hoà. Cách cai trị của ông nhàn hạ ung dung, chưa từng lộ ra lời nói sắc mặt tức giận mà thiên hạ răm rắp theo lệnh. Ông là người chú trọng chăm sóc bảo vệ đê điều, trông coi việc nông trang làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm. Ông chú ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng. Vua Hiến Tông bị bệnh nặng và mất ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý (1504) thọ 44 tuổi. Ông sinh được 6 Hoàng tử

Tiểu sử các Vua Việt [ P21 -Lê Ðại Hành]

Lê Ðại Hành (941 - 1005) Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố đỡ đó, mẹ xó chùa" đã ra đời. Đó là Lê Hoàn. Cha họ Lê, tên Mịch. Mẹ họ Đặng, tên Sen. Vài năm sau khi sinh con, mẹ Lê Hoàn mất. Rồi cha cũng mất nốt. Khi Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ cũng là lúc Ngô Vương (Ngô Quyền) mất (944). Nước Việt phải trải qua một thời loạn lạc, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân" (944-968). Đứa trẻ Lê Hoàn "trơ trọi một mình, cực khổ muôn chiều" ấy được một người cùng họ - một vị quan nhỏ họ Lê nuôi. Chăm học, chăm làm, chịu khó chịu khổ là nét nổi bật suốt thời niên thiếu của ông. Trưởng thành, Lê Hoàn rời nhà cha nuôi, đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn. Là một người lính trí dũng khác thường, Lê Hoàn được cha con Đinh Bộ Lĩnh khen ngợi về những chiến công đánh dẹp các sứ quân, giao cho trông coi 2.000 binh sĩ. Đến năm 971, sau khi thống nhất non sông, lập nên cơ nghiệp n...

Tiểu sử các Vua Việt [ P14 - Hồ Quý Ly ]

    Hồ Quý Ly  (1336 - 1407) Trị vì  1400 Đăng quang: 1400 Kế nhiệm: Hồ Hán Thương Tên thật Lê Quý Ly Hồ Lý Nguyên Hồ Quý Ly Niên hiệu:Thánh Nguyên (1400 - 1400) Hoàng tộc: Nhà Hồ Sinh:1336 -Việt Nam Mất : 1407- Trung Quốc An táng: Trung Quốc Tôn giáo Phật giáo Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ nhà vua Trần, do đó ông sớm được đưa vào triều đình. Ban đầu, vua Trần Dụ Tông cho ông làm Trưởng cục Chi hậu (1371), đến vua Trần Nghệ Tông đưa lên làm Khu mật đại sứ, lại gả con gái là công chúa Huy Ninh. Ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Làm việc trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, ông không chịu nổi. Ông được cử giữ chức cao nhất trong triều. Năm 1395 Thượng hoàng Trần Nghệ Tông chết, ông được cử làm Phụ chính Thái sư, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Năm 1400, ông truất ngôi...

Vua Việt Tiểu sử các Vua Việt [ P13- Hồ Hán Thương ]

Hồ Hán Thương (1401-1407) Tại vị: 1401 - 1407 Tiền nhiệm: Hồ Quý Ly Kế nhiệm: Giản Định Đế Niên hiệu Thiệu Thành (1401 - 1402) Khai Đại (1403 - 1407) Hoàng tộc: Nhà Hồ Thân phụ: Hồ Quý Ly Thân mẫu : Công chúa Huy Ninh Hồ Quý Ly có mối tình rất lạ với Công chúa Nhất Chi Mai. Tương truyền: Hồ Quý Ly lúc hàn vi thường theo người cha nuôi họ Lê đi buôn đường biển. Một lần thuyền chở hàng ghé vào bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai vạch lên cát câu thơ: Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai. Quý Ly nhẩm thuộc lòng lấy câu thơ đó. Đến khi Quý Ly đã làm quan, một hôm hộ giá vua Trần đi chơi, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử, thấy trước điện rất nhiều cây quế, vua liền ra câu đối: Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế. Các quan cùng đi lúng túng chưa kịp đối thì Quý Ly nhớ lại câu thơ trên bãi biến năm xưa, bèn đọc luôn: Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai. Cả hai câu ghép lại thành hai vế đối nhau rất chỉnh. Nghĩa là: Thanh Thử điện kia ngàn gốc quế Quảng Hàn cung n...

Vua Việt Tiểu sử các Vua Việt [ P12- Hiệp Hòa ] Vua Việt Tiểu sử các Vua Việt [ P12- Hiệp Hòa ]

Hiệp Hòa (1847 - 1883) Niên hiệu : Hiệp Hoà Năm sanh, năm mất : 1847-1883 Giai đoạn trị vì : 1883 Tên Húy: Nguyễn Phúc Thăng, Nguyễn Phúc Hường Dật   Ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết tôn em của vua Tự Ðức là Lạng Quốc Công, tên là Hường Dật, lên làm vua, đặt niên hiệu là Hiệp Hoà. Vua Hiệp Hoà thấy hai ông đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lộng hành quá bèn tìm cách loại trừ bằng cách thay đổi chức tước của hai ông cho bớt binh quyền. Hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết biết là vua không tin dùng mình nên liền âm mưu lập ông Dưỡng Thiện là con nuôi thứ ba của vua Tự Ðức lên làm vua rồi bắt ép vua Hiệp Hoà uống thuốc độc chết. Vua Hiệp Hoà chỉ làm vua được hơn 4 tháng. Ông Trần Tiễn Thành ra tiếng phản đối nên bị hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết ra lệnh giết luôn. Trong lúc đó thì Pháp vẫn tiếp tục chiếm các tỉnh của Việt Nam (cửa Thuận An, thành Hải Dương, ...), Triều đình Huế thất thế xin hoà. Hoà ước Quí Mùi (1883) ra đờ...

Vua Việt Tiểu sử các Vua Việt [ P11 - Hàm Nghi ]

Hình ảnh
Niên hiệu: Hàm Nghi Năm sanh, năm mất : 1871-1943 Giai đoạn trị vì: 1884-1885 Tên Húy: Nguyễn Phúc Minh, Nguyễn Phúc Ưng Lịch Chân dung thông dụng của Hoàng đế Hàm Nghi. Sau khi vua Kiến Phúc mất rồi, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Ðức là ông Chánh Mông lên ngôi mới phải. Nhưng hai ông Tường và ông Thuyết sợ lập vua lớn tuổi thì các ông ấy mất quyền hành nên chọn ông Ưng Lịch là em ruột ông Chánh Mông mới 12 tuổi, tôn lên làm vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Viên Khâm sứ Rheinart thấy hai ông Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết cứ tự tiện lập vua không hỏi ý ông trước đúng như đã giao kết nên gởi quân vào Huế bắt Triều đình phải xin phép. Ông Thuyết và Tường phải làm tờ xin phép bằng chữ Nôm nhưng viên Khâm sứ không chịu, bắt làm bằng chữ Nho (chữ Tàu), hai ông phải viết lại, viên Khâm sứ mới chịu và sau đó đi cửa chính vào điện làm lễ phong vương cho vua Hàm Nghi. Năm sau (1885), Thống Tướng De Courcy được chánh phủ Pháp cử sang Việt-Nam để phụ lực vào việc đặt...

Vua Việt Tiểu sử các Vua Việt [ P10- Hai Bà Trưng ]

Hình ảnh
Trưng Trắc và Trưng Nhị Tranh Hai Bà Trưng đánh đuổi Tô Định (Tranh dân gian Đông Hồ). Lịch sử và truyền thuyết kể rằng hai chị em vốn dòng dõi họ HÙNG - Một trong dòng họ làm Vua tổ của dân tộc Việt Nam nay thuộc MÊ LINH tỉnh PHÚ THỌ. Mẹ Hai Bà Trưng, Bà MAN THIỆN sớm góa bụa song đã nuôi dạy con cái theo tinh thần thượng võ và yêu nước. Chồng Trưng Trắc là THI SÁCH, con trai một Lạc tướng huyện CHU DIỄN bị giặc ngoại xâm giết hại. Trước cảnh nước mất nhà tan TRƯNG TRẮC cùng em TRƯNG NHỊ quyết tâm tiến hành khởi nghĩa NỢ NƯỚC, THÙ NHÀ. Tháng 3 năm 40, HAI BÀ TRƯNG lập đàn thờ trên cửa sông HÁT truyền lệnh khởi nghĩa. Nhân dân các quận CỬU CHÂN, NHẬT NAM, HỢP PHỐ cùng nổi dậy hưởng ứng cuộc đấu tranh chống kẻ thù. Hai Bà lập nên VƯƠNG TRIỀU mới, đóng đô ở MÊ LINH. Xưng hiệu là TRƯNG VƯƠNG Hai năm sau, MÃ VIỆN, tướng nhà Hán, mang hai vạn quân sang xâm lược nước ta. Do lực lượng yếu, Hai Bà lui về CẨM KHÊ và cầm cự với quân giặc hơn một năm trời. Cuối cùng, bị thất bại, Hai bà chạy về H...

Ấn tượng Việt Nam "xưa và nay" qua bộ ảnh lồng trong ảnh

Hình ảnh
Bằng cách lồng ghép những tấm ảnh đen trắng được chụp cách đây hàng chục năm vào khung cảnh tương đương của ngày nay, tác giả của bộ ảnh ấn tượng dưới đây đã tạo nên một góc nhìn hoàn toàn mới về những địa điểm quen thuộc trên khắp Việt Nam. Tác giả Nguyễn Xuân Khánh (Khánh Hòa), một “dân chơi ảnh” nổi tiếng với biệt danh Khánh Hmoong đã pha trộn quá khứ và hiện tại bằng cách chồng một hình ảnh lịch sử trắng đen được chụp từ cách đây hàng chục năm lên vị trí chính xác của khung cảnh đó vào hiện tại, rồi bấm máy để cho ra đời những bức ảnh lồng ghép ấn tượng xưa và nay. Mỗi bức ảnh được tác giả Nguyễn Xuân Khánh kết hợp một cách tỉ mỉ và chính xác từng chi tiết của 2 khung cảnh xưa và nay, để nêu rõ nên những sự tương đồng còn giữ lại được của không gian trước đây và bây giờ cũng như những sự khác biệt về thời gian trong cùng một khung cảnh. Được biết tác giả đã phải mất hơn 1 năm để đi đến nhiều nơi trên khắp Việt Nam như Huế, Đà Lạt, Thành Phố Hồ Chí Minh… để tạo nên bộ ảnh ấn tượng n...

Tiểu sử các Vua Việt [ P9- Vua Giản Ðịnh Ðế ]

Giản Ðịnh Ðế (1407-1409) Niên hiệu: Hưng Khánh Trương Phụ bắt được cha con Hồ Quý Ly đem về Kim Lăng. Quý Ly bị giam cầm một thời gian rồi đày đi làm lính ở Quảng Tây, còn con cháu và tướng sĩ thì được tha, nhưng phải ở lại đất Trung Quốc. Vua Minh còn truyền lệnh cho Trương Phụ bắt thêm những người có tài văn võ, giỏi toán pháp, thầy đồ, thầy bói, thầy thuốc, kể cả những lực điền mặt mũi khôi ngô, gân sức khỏe mạnh của Đại Việt đưa sang Kim Lăng, ban thưởng phẩm hàm và sử dụng họ. Như vậy, chân tướng xâm lược của vua quan nhà Minh đã được phơi bày. Chúng trương cờ "Phù Trần diệt Hồ" chỉ là một chiêu bài, một thủ đoạn xâm lược. Kết thúc màn kịch này, nhà Minh giả treo bảng gọi con cháu nhà Trần (nhằm bắt giết họ) rồi ép quan lại Đại Việt và các bô lão làm tờ khai rằng: "Họ Trần không còn ai nữa và đất An Nam vốn là đất Giao Châu ngày trước, nay xin đặt quận huyện như cũ". Ngay khi ấy nhà Minh chia nước ta ra làm 17 phủ, 5 châu, bổ nhiệm quan cai trị. Thời gian này c...