Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Vua Việt Nam

Tiểu sử các Vua Việt [ P22 -Lê Lợi - Vị anh hùng giải phóng dân tộc ]

Lê Lợi  (1385 -1433) Vị anh hùng giải phóng dân tộc Lê Lợi sinh ngày 10-9-1385 (6-8 năm ất Sửu) tại Lam Sơn (Kẻ Cham), nay thuộc huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa, trong một gia đình "đời đời làm quân trưởng một phương". Ông là con út của Lê Khoáng và Trịnh Thị Ngọc Hương  (anh lớn của ông tên Học, anh thứ là Trư). Ông  nối nghiệp cha làm chúa trại Lam Sơn. Khi quân Minh chiếm đất nước, ông nuôi chí lớn đánh đuổi xâm lăng. Quân nhà Minh nghe tiếng ông, dụ cho làm quan, ông không chịu khuất. Ông nói: "Làm trai nên giúp nạn lớn, lập công to, để tiếng thơm muôn đời, chớ sao lại chịu bo bo làm đầy tớ người?". Năm Lê Lợi 21 tuổi cũng là năm nhà Minh đem 80 vạn quân sang xâm lược nước Việt. Cuộc kháng chiến chống Minh của vương triều Hồ thất bại, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị tàn bạo của giặc Minh. Trước cảnh đất nước bị kẻ thù giày xéo, tàn phá, Lê Lợi đã nung nấu một quyết tâm đánh đuổi chúng ra khỏi bờ cõi. Đầu năm 1416, tại núi rừng Lam Sơn trên đất Thanh Hóa, Lê Lợi cù...

Tiểu sử các Vua Việt [ P21 -Lê Hiến Tông ]

Lê Hiến Tông (1497-1504) Niên hiệu: Cảnh Thống Vua Hiến Tông tên huý là Tranh và tên huý khác là Huy, là con trưởng của Thánh Tông sinh ngày 10 tháng 8 năm Tân Tỵ (1461). Năm Hiến Tông 37 tuổi mới được cha truyền ngôi, trong thời gian 7 năm cầm quyền chính ông không có gì sáng tạo so với đời vua trước. Nhưng Hiến Tông là một ông vua thông minh trí tuệ hơn người mà lại nhân từ ôn hoà. Cách cai trị của ông nhàn hạ ung dung, chưa từng lộ ra lời nói sắc mặt tức giận mà thiên hạ răm rắp theo lệnh. Ông là người chú trọng chăm sóc bảo vệ đê điều, trông coi việc nông trang làm ruộng, trồng dâu nuôi tằm. Ông chú ý đến giáo dục quan lại chống thói quan liêu và tham nhũng. Vua Hiến Tông bị bệnh nặng và mất ngày 23 tháng 5 năm Giáp Tý (1504) thọ 44 tuổi. Ông sinh được 6 Hoàng tử

Tiểu sử các Vua Việt [ P21 -Lê Ðại Hành]

Lê Ðại Hành (941 - 1005) Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố đỡ đó, mẹ xó chùa" đã ra đời. Đó là Lê Hoàn. Cha họ Lê, tên Mịch. Mẹ họ Đặng, tên Sen. Vài năm sau khi sinh con, mẹ Lê Hoàn mất. Rồi cha cũng mất nốt. Khi Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ cũng là lúc Ngô Vương (Ngô Quyền) mất (944). Nước Việt phải trải qua một thời loạn lạc, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân" (944-968). Đứa trẻ Lê Hoàn "trơ trọi một mình, cực khổ muôn chiều" ấy được một người cùng họ - một vị quan nhỏ họ Lê nuôi. Chăm học, chăm làm, chịu khó chịu khổ là nét nổi bật suốt thời niên thiếu của ông. Trưởng thành, Lê Hoàn rời nhà cha nuôi, đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn. Là một người lính trí dũng khác thường, Lê Hoàn được cha con Đinh Bộ Lĩnh khen ngợi về những chiến công đánh dẹp các sứ quân, giao cho trông coi 2.000 binh sĩ. Đến năm 971, sau khi thống nhất non sông, lập nên cơ nghiệp n...

Tiểu sử các Vua Việt [ P20 -Lê Cung Hoàng]

Lê Cung Hoàng (1522-1527) Tiền nhiệm: Lê Chiêu Tông Kế nhiệm: Lê Trang Tông Tên húy: Lê Xuân Lê Lự Niên hiệu: Thống Nguyên: 8/1522 - 1527 Thụy hiệu: Cung Hoàng Đế Triều đại: Nhà Hậu Lê Thân phụ: Lê Sùng Sinh 1507 - Mất 1527 - Việt Nam An táng: Lăng Hoa Dương Vua mới có tên là Xuân, còn có tên nữa là Khánh, cháu bốn đời của Thánh Tông, là em cùng mẹ với Chiêu Tông, sinh ngày 26 tháng 7 năm Đinh Mão (1507). Khi Chiêu Tông chạy khỏi hoàng cung, Mạc Đăng Dung lập ông lên làm vua, lúc đó 16 tuổi. Vì sợ Chiêu Tông ở ngoài hiệu triệu binh mã về đánh nên Mạc Đăng Dung không dám đóng tại kinh thành mà đón Hoàng đệ Xuân về Gia Phúc (Hải Dương) và chuyển hết của báu trong thành về đấy, phong quan tiến tước cho các quan. Sau khi đánh bại các cánh quân Cần vương của Chiêu Tông, mùa xuân năm Quý Mùi (1523) Đăng Dung đưa vua Cung hoàng về đóng ở hành dinh Bồ Dề, cho các quan vào chầu. Năm đó, triều đình vẫn cho mở khoa thi hương, thi hội ở bãi giữa sô...

Tiểu sử các Vua Việt [ P19- Lê Chiêu Tông ]

Lê Chiêu Tông (1516-1522)   Trị vì: 5/1516 - 7/1522 Tiền nhiệm: Lê Tương Dực Kế nhiệm: Lê Cung Hoàng Hậu duệ: Lê Trang Tông? Tên húy: Lê Y Niên hiệu: Quang Thiệu: 5/1516 - 7/1522 Thụy hiệu: Thần Hoàng Đế Miếu hiệu: Chiêu Tông Triều đại: Nhà Hậu Lê Thân phụ: Lê Sùng Thân mẫu: Trịnh Thị Loan Sinh: 1506 - Mất 1526 -Việt Nam An táng: Lăng Vĩnh Hưng Vua húy là Y, lại có tên nữa là Huệ, cháu bốn đời của Lê Thánh Tông, cháu đích tôn của Kiến vương Tân, con trưởng của Cẩm giang vương Sùng. Mẹ là Hoàng hậu Trịnh Thị Loan, người xã Phi Bạo, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Ông sinh ngày 4 tháng 10 năm Bính Dần (1506). Khi Tương Dực đế bị giết năm Bính Tý (1516) không có con nối, quan đại thần là Lê Nghĩa Chiêu, Trịnh Duy Sản đón lập lên làm vua, khi đó ông mới 11 tuổi Nhưng khi đó kinh thành bị tàn phá, Trịnh Duy Sản phải rước vua vào Tây Kinh. Trần Cảo thấy kinh thành bỏ không đã chiếm lấy và tự xưng làm vua. Thấy vậy triều...

Tiểu sử các Vua Việt [ P18 - Kiến Phúc]

Kiến Phúc (1869 -1884)   Niên hiệu :Kiến Phúc Năm sanh, năm mất : 1869-1884 Giai đoạn trị vì:1884 Miếu hiệu:Giảng Tông Nghị Hoàng Ðế Tên Húy:Nguyễn Phúc Hạo, Nguyễn Phúc Ưng Ðăng   Ông Dưỡng Thiện, tên là Ưng Ðăng là con nuôi thứ ba của vua Tự Ðức lên ngôi vua lấy niên hiệu là Kiến Phúc. Vua chỉ có 15 tuổi, mọi việc đều do ông Tường và ông Thuyết quyết định cả. Có nhiều ông quan thấy vậy liền trả ấn lại cho triều đình, từ quan rồi đi chiêu mộ binh mà đánh Tây. Có sách nói rằng Ưng Ðăng được tin triều đình tới rước mình về làm Vua, Ưng Ðăng sợ quá chui xuống gầm giường trốn, mọi người phải lôi ra, ông la hét khóc lóc thảm thiết nhưng vẫn bị đem lên kiệu đưa về cung. Ông viện đủ mọi cách để từ chối nhưng vẫn bị hai ông Tường và Thuyết ép phải lên ngôi. Vua Kiến Phúc ở ngôi được có hơn 6 tháng thì phải bệnh mất ngày 6 tháng 4 năm Giáp Thân (1884). Có sách nói rằng Vua bị ông Tường thuốc chết vì Vua bắt gặp ông Tường đang tư tình với bà phi Nguyễn Thị Hương, để bịt miệng Vu...

Tiểu sử các Vua Việt [ P17- Khúc Thừa Dụ ]

Khúc Thừa Dụ      Khúc Thừa Dụ với công cuộc khôi phục quyền tự chủ nước Việt thế kỷ 10 Cuối thế kỷ thứ 9, triều đình Trường An đổ nát. Nạn cát cứ của các tập đoàn quân phiệt phong kiến (phiên trấn) ngày càng ác liệt. Khởi nghĩa Hoàng Sào (874 - 884) đã làm lung lay tận gốc nền thống trị của nhà Đường. ở miền tây - nam (Vân Nam), Nam Chiếu cường thịnh, trở thành một nước lớn, luôn luôn đánh cướp đất An Nam. Cuối năm 862 đầu năm 863, Nam Chiếu đem 50 vạn quân xâm lấn An Nam, chiếm phủ thành Tống Bình; nhà Đường bỏ An Nam đô hộ phủ, chỉ lo phòng giữ Ung Châu. Ba năm trời, An Nam bị quân Nam Chiếu chiếm, chính quyền nhà Đường vì hèn yếu đã tự thủ tiêu quyền thống trị của mình trên đất Việt. Các hào trưởng địa phương người Việt tự mình đem quân chống lại quân Nam Chiếu. Và điều đó đã châm ngòi cho phong trào đấu trành giành quyền tự chủ dân tộc của dân Việt suốt ba thế kỷ 7, 8, 9 sau một đêm dài tăm tối. Sau khi Độc Cô Tổn, viên Tiết độ sứ ngoại tộc cuối cùng rời khỏi đất An ...

Tiểu sử các Vua Việt [ P16-Vua Khải Định ]

Hình ảnh
Lời thưa Có thân hữu hỏi tôi tại sao chọn đề tài về vua Khải Định? Dường như câu hỏi hàm ý thắc mắc rằng vua Khải Định đâu phải là một khuôn mặt đáng chú ý trong lịch sử, và triều đại của ông có gì đặc biệt đâu để quan tâm? Vâng, quả đúng như thế. Vấn đề tôi quan tâm là ở chỗ khác. Thứ nhất, trong mấy năm trở lại đây, trên mạng lưới toàn cầu cũng như trên báo chí, nhiều hình ảnh của Việt Nam thời Pháp thuộc được phổ biến rộng rãi chưa từng có. Đó là một kho tài liệu rất quí giúp chúng ta có thể hiểu một thời quá khứ của đất nước qua nhiều lãnh vực khác nhau, vì một hình ảnh nói nhiều hơn cả trăm trang giấy. Tiếc thay, những hình ảnh đó đã không được chú thích đầy đủ, thậm chí, chú thích sai lầm. Thứ hai, thời Khải Định là giao thời giữa cũ và mới, trong triều đình cũng như ngoài xã hội. Cái cũ chưa bị xóa đi hay sửa đổi và cái mới chỉ vừa bắt đầu, khác với thời Bảo Đại về sau. Tháng 10 năm 1932, vua Bảo Đại về nuớc cầm quyền. Qua năm 1933, vua đi thăm Bắc kỳ và nam Trung kỳ. Một nhà bá...

Tiểu sử các Vua Việt [ P15- Trần Hưng Đạo]

Hình ảnh
Trần Hưng Đạo (1228-1300) Tượng Trần Hưng Đạo của điêu khắc gia Phạm Thông dựng vào giữa thập niên 1960 tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh Quốc công Tiết chế Tên húy: Trần Quốc Tuấn Thụy hiệu: Thái sư Thượng Phụ Quốc công Nhân Vũ Hưng Đạo Đại Vương Triều đại: Nhà Trần Thân phụ: An Sinh vương Trần Liễu Thân mẫu: Thiện Đạo quốc mẫu Sinh:  1232?  - Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay thuộc thành phố Nam Định). Mất: 1300 - Vạn Kiếp, Đại Việt (Chí Linh, Việt Nam) An tángL: Vườn An Lạc Sinh năm 1228, Trần Quốc Tuấn ra đời khi họ Trần vừa thay thế nhà Lý làm vua trong một đất nước đói kém, loạn ly. Trần Thủ Độ, một tôn thất tài giỏi đã xếp đặt bày mưu giữ cho thế nước chông chênh thành bền vững. Bấy giờ Trần Cảnh còn Q nên trăm họ và tôn thất nhà Lý dị nghị nhà Trần cướp ngôi. Trần Thủ Độ rất lo lắng. Bấy giờ Trần Liễu, anh ruột vua Trần Cảnh lấy công chúa Thuận Thiên, chị gái Chiêu Hoàng đang có mang. Trần Thủ Độ ép Liễu nhường vợ cho ...

Tiểu sử các Vua Việt [ P14 - Hồ Quý Ly ]

    Hồ Quý Ly  (1336 - 1407) Trị vì  1400 Đăng quang: 1400 Kế nhiệm: Hồ Hán Thương Tên thật Lê Quý Ly Hồ Lý Nguyên Hồ Quý Ly Niên hiệu:Thánh Nguyên (1400 - 1400) Hoàng tộc: Nhà Hồ Sinh:1336 -Việt Nam Mất : 1407- Trung Quốc An táng: Trung Quốc Tôn giáo Phật giáo Ông có hai người cô đều được vua Trần Minh Tông lấy làm cung phi và đều trở thành mẹ nhà vua Trần, do đó ông sớm được đưa vào triều đình. Ban đầu, vua Trần Dụ Tông cho ông làm Trưởng cục Chi hậu (1371), đến vua Trần Nghệ Tông đưa lên làm Khu mật đại sứ, lại gả con gái là công chúa Huy Ninh. Ông là người có nhiều năng lực về chính trị, kinh tế, văn hóa. Làm việc trong hoàn cảnh nhà Trần đã suy yếu cực độ, đất nước nghiêng ngả, nhân dân cực khổ, ông không chịu nổi. Ông được cử giữ chức cao nhất trong triều. Năm 1395 Thượng hoàng Trần Nghệ Tông chết, ông được cử làm Phụ chính Thái sư, tước Trung tuyên Vệ quốc Đại vương, nắm trọn quyền hành trong nước. Năm 1400, ông truất ngôi...

Vua Việt Tiểu sử các Vua Việt [ P13- Hồ Hán Thương ]

Hồ Hán Thương (1401-1407) Tại vị: 1401 - 1407 Tiền nhiệm: Hồ Quý Ly Kế nhiệm: Giản Định Đế Niên hiệu Thiệu Thành (1401 - 1402) Khai Đại (1403 - 1407) Hoàng tộc: Nhà Hồ Thân phụ: Hồ Quý Ly Thân mẫu : Công chúa Huy Ninh Hồ Quý Ly có mối tình rất lạ với Công chúa Nhất Chi Mai. Tương truyền: Hồ Quý Ly lúc hàn vi thường theo người cha nuôi họ Lê đi buôn đường biển. Một lần thuyền chở hàng ghé vào bờ, Quý Ly thấy trên bãi biển có ai vạch lên cát câu thơ: Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai. Quý Ly nhẩm thuộc lòng lấy câu thơ đó. Đến khi Quý Ly đã làm quan, một hôm hộ giá vua Trần đi chơi, nửa chừng ghé vào tránh nắng ở điện Thanh Thử, thấy trước điện rất nhiều cây quế, vua liền ra câu đối: Thanh Thử điện tiền thiên thụ quế. Các quan cùng đi lúng túng chưa kịp đối thì Quý Ly nhớ lại câu thơ trên bãi biến năm xưa, bèn đọc luôn: Quảng Hàn cung lý Nhất Chi Mai. Cả hai câu ghép lại thành hai vế đối nhau rất chỉnh. Nghĩa là: Thanh Thử điện kia ngàn gốc quế Quảng Hàn cung n...