Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 12 23, 2012

Văn học có tính nhân đạo hóa con người

Hình ảnh
Văn học là trong những loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó thiết thân với đời sống tinh thần của con người ngay từ thuở xa xưa. Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua thế giới chủ thể của nghệ sĩ... Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự giãi bày những tình cảm, những khát vọng sâu xa của nhà văn trước cuộc đời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người. Dù văn học viết về những sự cố lớn lao: bão táp cách mạng, chiến tranh, hay chỉ diễn tả một tiếng chuông chùa, một bờ tre, ruộng lúa… bao giờ ta cũng tìm thấy hình bóng, tâm sự của con người gửi gắm ở bên trong. Với tư cách là cụ thể của hoàn cảnh, là động lực của sự phát triển xã hội, là nguồn gốc của mọi sáng kiến, phát minh. Con người với tất cả niềm vui, nỗi buồn, tâm tư khát vọng, thành đạt hay khổ đau luôn luôn là đối tượng trung tâm của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của nghệ sĩ chân chính. Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc đẩy ngòi bút...

Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương

Hình ảnh
Nghị luận xã hội về mái ấm tình thương (Bài tuyển chọn) “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …” Xem thêm Dàn ý: Nghị luận xã hội về TÌNH BẠN Nghị luận xã hội về Tình bạn Nghị luận xã hội về đức tính trung thực Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống làn...

Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc

Hình ảnh
Nghị luận xã hội về tiền bạc và hạnh phúc (Văn tuyển chọn) Có bao giờ bạn tự hỏi: Tiền bạc là gì mà bao kẻ mù quáng theo đuổi, hạnh phúc là gì mà bao người khát khao, hi vọng. Hai điều dó tưởng chừng không gắn bó gì với nhau nhưng lại tạo nên một mối quân hệ chặt chẽ, mật thiết trong cuộc sống. Xem thêm:  Tiền bạc và hạnh phúc Hạnh phúc là cảm giác sung sướng , mãn nguyện vì cảm thấy hoàn toàn đạt được những gì mong muốn, còn tiền bạc là những đồng tiền dùng để chi tieu và sử dụng. Giữa tiền bạc và hạnh phúc có một mối quan hệ khăng khít với nhau. Tiền bạc có tầm ảnh hưởng lớn đối với chúng ta. Nó là điều kiện cần cho nhiều hoạt động của cuộc sống như học tập, ăn, mặc ,ở ,đi lại.... Mỗi việc chúng ta làm đều cần rất nhiều tiền. Hàng ngày chúng ta phải ăn uống để duy trì sư sống. Phải có tiền thì chúng ta mới có thể mua được những loại thực phẩm mà chúng ta cần dùng hàng ngày. Hãy thử tưởng tượng nếu một ngày chúng ta không có tiền để chi tiêu, không thể mua được những thứ cần thiết...

Phân tích bài thơ sang thu của Hữu Thỉnh

Hình ảnh
Mùa thu là một đề tài muôn thuở của các thi nhân Việt Nam. Nếu như Nguyễn Khuyến có chùm thơ thu với ba bài : « Thu vịnh », « Thu điếu », « Thu ẩm » ; Xuân Diệu có « Đây mùa thu tới » ; Lưu Trọng Lư có « Tiếng thu », tất cả đều là những bài thơ rất nổi tiếng, thì Hữu Thỉnh cũng có một chớm « Thu sang » rất nhẹ nhàng êm dịu. Trong đó có hai khổ thơ rất hay ghi lại cảm xúc của nhà thơ trước cảnh sang thu ở một miền quê nhỏ : Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về. Sông được nước dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Mùa thu của Hữu Thỉnh được mở ra không phải với sắc vàng tươi của hoa cúc, cũng không phải với vị thơm ngon của cốm làng Vòng, mà là với hương ổi thơm giòn ngọt phả vào trong gió thu. Dường như cái hương thơm dịu ấy chỉ thoang thoảng quanh quất đâu đây. Nó không mang cái mùi thơm hăng hắc như hoa sữa, cũng không quá nhẹ để người ta dễ lãng quên. Hương thơm ấy nhẹ nhàng thoảng qua theo gió, đề ngư...

Nghị luận "Truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc"

Hình ảnh
Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại,bởi vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn.Chúng ta có thể tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức.Ngay từ xa xưa,cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình.Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: “ Uống nước nhớ nguồn ” Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân ? “Nguồn” là nơi xuất phát của dòng nước,mạch nước từ núi,từ rừng ra suối,ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông,không bao giờ cạn.Thứ nước khởi thủy đó trong mát,tinh khiết nhất.Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy.Từ hình ảnh cụ thể như vậy,người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn.”Nguồn” có thể được hiểu chính là những người đã...

Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Hình ảnh
Phân tích tác phẩm Thuốc (Bài tuyển chọn) Phân tích truyện ngắn thuốc của Lỗ Tấn Phân tích truyện ngắn "Thuốc" của Lỗ Tấn Văn hào Lỗ Tấn (1881 - 1936) được ngợi ca là vị chủ tướng trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, đạt được thành tựu lớn nhất trong nền văn học hiện đại Trung Quốc. Ông đã sống và viết với một tâm thế chiến đấu ngoan cường, bất khuất, coi khinh mọi kẻ thù của nhân dân. Hai vần thơ nổi tiếng của ông được truyền tụng như một châm ngôn sáng ngời: “Quắc mắc coi khinh nghìn lực sĩ, Cúi đầu làm** ngựa chú nhi đồng” Nhà văn Fa-đê-ép (Nga) từng ca ngợi: “Lỗ Tấn là một danh thủ truyện ngắn thế giới... Ông đã cống hiến cho nhân loại những hình thức dân tộc không thể bắt chước được...”. “Thuốc” là một truyện ngắn đa nghĩa như nhiều truyện ngắn khác của Lỗ Tấn. Ông sáng tác truyện “Thuốc” vào ngày 25.4.1919 đúng một năm sau “Nhật ký người điên” ra đời. Nó được đăng trên báo “Tân Thanh niên” số tháng 5.1919 giữa cơn bão táp phong trào Ngũ Tứ (4.5.1919) do học sinh, sinh viên...

Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông(văn chọn lọc)

Hình ảnh
Phân tích tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông(văn chọn lọc) Phân tích tác phẩm ai đã đặt tên cho dòng sông Hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Ai đã đặt tên cho dòng sông? Tiếp cận văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Tư liệu tham khảo về tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông Ai đã đặt tên cho dòng sông là tác phẩm cùng tên tập bút ký xuất bản vào năm 1986 Theo lí thuyết thi pháp học hiện đại, hình tượng tác giả là sự nhập thân của ý thức người sáng tạo vào trong tác phẩm nghệ thuật. Nếu hình tượng nhân vật được xây dựng theo nguyên tắc hư cấu, được miêu tả theo một quan niệm nghệ thuật về con người và theo tính cách nhân vật thì hình tượng tác giả trong bút ký, tùy bút được thể hiện theo nguyên tắc tự biểu hiện. Hình tượng tác giả biểu hiện ở cái nhìn, sự quan tâm lựa chọn những chủ đề, đề tài, thể loại, ở ngôn ngữ và cách diễn đạt của chủ thể sáng tạo. Hình tượng tác giả là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của tác phẩm.  Ai đã đặt tên cho...

Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh

Hình ảnh
Chiều tối là bài thơ được viết trong thời điểm gần kết thúc của một chuyến chuyển lao. Bài thơ là một bức tranh vẽ cảnh chiều tối nơi núi rừng- cảnh đẹp bởi nó ánh lên sự sống ấm áp của con người. Phân tích bài “ Chiều tối “ - Hồ Chí Minh Phân tích bài thơ "Mộ" (Chiều tối) của Hồ Chí Minh Phân tích bài thơ "Chiều tối" của Hồ Chí Minh Qua đó, bộc lộ một tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên, một tấm lòng nhân hậu đối với con người, một phong thái ung dung luôn hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Hay nói đúng hơn đây là một thực thể của sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại Cảnh chiều tối là một đề tài quen thuộc của văn chương. Khung cảnh buổi chiều về tối thường dễ sinh tình vì thế, buổi chiều đã đi vào bao áng thơ kim cổ, làm nên những vần thơ tuyệt tác. Thơ chiều cổ điển thường man mác một nỗi buồn đìu hiu, hoang vắng trong sự tàn tạ của thời gian, hoặc trĩu nặng nỗi buồn tha hương lữ thứ. Ơ đây bằng vài nét chấm phá c...

Phân tích nhân vật Việt và Chiến trong Những đứa con trong gia đình

Hình ảnh
Là nhà văn chiến sĩ, Nguyễn Thi có nhiều đóng góp cho nền văn học cách mạng. Một trong những đóng góp đáng kể của ông về nghệ thuật là sự thể hiện thành công ở truyện “Những đứa con trong gia đình”. -  Màu sắc Nam Bộ trong truyện "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi - V ẻ đẹp của người Nam bộ kháng chiến trong Những đứa con trong gia đình -  Phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chị em Việt-Chiến trong truyện "Những đứa con trong gia đình" -  Vẻ đẹp con người Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ qua tác phẩm Những đứa con trong gia đình -  Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong hai tác phẩm: Rừng xà nu và những đứa con trong gia đình. Truyện viết năm 1966, lúc Bến Tre đã đồng khởi, nhân dân miền Nam đã cầm vũ khí đánh lại Mỹ-Nhật giải phóng quê hương. Trong tác phẩm, Chiến và Việt lớn lên trong cảnh tan tóc của gia đình và trong cuộc đồng khởi vĩ đại của quê nhà. Tác giả Nguyễn Thi đã sử dụng nghệ thuật đồng hiện trong tác phẩm này, đây là một thủ pháp khá qu...

Phân tích nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

Hình ảnh
Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam. Hiện thực cuộc đời buồn tẻ, vô vọng ở phố huyện nhỏ được thể hiện qua bức tranh cảnh vật và bức tranh nhân thế. Xem thêm Phân tích tâm trạng nhân vật Liên trong không gian phố huyện (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) Phân tích vẻ đẹp tính cách và tâm hồn nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam. Thạch Lam là hiện tượng đặc biệt trong văn học lãng mạn 1930 - 1945. Ông sở trường về truyện ngắn. Văn phong của Thạch Lam trong trẻo, nhẹ nhàng, gợi cảm. Và, đằng sau những trang văn tinh tế đầy cảm xúc ấy là tấm lòng trắc ẩn đối với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội cũ. Thiên truyện được in trong tập truyện ngắn Nắng trong vườn 1938. Truyện không có cốt truyện mà chỉ là thế giới tâm hồn của hai đứa trẻ Liên và An thay mẹ trông coi một gian hàng xén, đêm đêm thức đợi chuyến tàu từ Hà Nội về. * Bức tranh cảnh vật lúc chiều tối. Tác ...