Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tin khoa học

Cần bao nhiêu phân tử nước mới kết thành băng?

Hình ảnh
Cần bao nhiêu phân tử nước để tạo thành một cục băng nhỏ nhất? Khoảng chừng 275: đó là kết luận của các nhà nghiên cứu ở Đức và Cộng hòa Czech, họ đã phát triển kĩ thuật đầu tiên từng được sử dụng để khảo sát những cụm lớn gồm những phân tử nước. Kết quả của họ có thể giúp làm sáng tỏ sự hình thành của băng tuyết trên cao trong khí quyển. Những cụm nước là những tập hợp gồm những phân tử nước được giữ lại với nhau bằng những liên kết hydrogen liên phân tử. Cho đến nay, đa số nghiên cứu tập trung vào những cụm nhỏ với 12 phân tử hoặc ít hơn và cấu trúc của những vật thể này mang lại cái na ná như cục băng. Trong vài năm qua, các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát triển một kĩ thuật dựa trên nền quang phổ học để khảo sát những cụm nước chứa tới 50 phân tử. Tuy nhiên, sự phân tích cấu trúc chi tiết của những cụm gồm 100 – 1000 phân tử, nơi người ta nghĩ sự kết tinh sẽ xảy ra, vẫn nằm ngoài tầm với của những nghiên cứu này. Khó khăn chính trong việc phân tích những cụm nước lớn là biết chín...

Phát hiện 'siêu Trái đất' mới

Hình ảnh
Các nhà thiên văn học đã phát hiện một siêu Trái đất mới trong khu vực có thể tồn tại sự sống quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163. Siêu Trái đất Gliese 163c mới được phát hiện quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163 . Nhóm các nhà thiên văn quốc tế, đứng đầu bởi tiến sĩ Xavier Bonfils thuộc Viện Hành tinh học và Vật lý học thiên thể Grenoble (Pháp), đã phát hiện một siêu Trái đất với có tên là Gliese 163c nhờ sử dụng kính thiên văn HARPS đặt tại Đài thiên văn Southern Observatory của Cơ quan vũ trụ châu Âu ở Chile. Hành tinh Gliese 163c có trọng lượng lớn hơn 6,9 lần Trái đất và có quỹ đạo 26 ngày quanh ngôi sao lùn đỏ Gliese 163 thuộc chòm sao Dorado – cách hành tinh của chúng ta 49 năm ánh sáng. Nhóm nghiên cứu cho biết: “Gliese 163c có kích thước lớp gấp từ 1,8 đến 2,4 lần so với đường kính Trái đất, phụ thuộc vào hành tinh này được cấu tạo phần lớn là đá hay nước”. Gliese 163c nhận ánh sáng trung bình từ ngôi sao mẹ nhiều hơn 40% so với Trái đất nhận ánh sáng từ Mặt trời, khiến hành tinh Gli...

Tại sao chiến binh Ai Cập lại cắt tay phải kẻ thù?

Hình ảnh
Một nhóm nhà khảo cổ vừa phát hiện ra một cảnh tượng như trong phim kinh dị với 16 bàn tay bị chặt đứt được chôn ở bên trong và xung quanh một cung điện Ai Cập thời cổ đại. Những bàn tay này có niên đại khoảng 3.600 năm trước vào thời kỳ Hyksos cai trị. Tất cả các bàn tay đều là bàn tay phải và có kích thước khá lớn. Hai bàn tay được tìm thấy phía trước cung điện còn lại được chôn ở bên ngoài cung điện. Tuy nhiên, đây không phải là hình thức ướp xác hay chôn cất thân thể của các vị vua. Cắt bàn tay phải có ý nghĩa loại bỏ sức mạnh kẻ thù vĩnh viễn  (Ảnh: News.com) Theo nhà khảo cổ học người Áo Manfred Bietak, đồng thời là người dẫn đầu cuộc khai quật ở thành phố cổ Avaris cho biết, các bàn tay bị cắt đứt này là những bằng chứng đầu tiên chứng tỏ sự thật trong các câu chuyện văn học và nghệ thuật Ai Cập cổ đại, kể về những người lính thường cắt bàn tay phải của kẻ thù để nhận tiền thưởng. Việc chọn cắt bàn tay phải vì tay phải thường là biểu tượng của sức mạnh. Cắt tay phải cũng có ...

Phát hiện ngôi sao lớn gấp 300 lần mặt trời

Hình ảnh
Các nhà khoa học cho rằng đã giải mã được bí mật lớn nhất trong vũ trụ, sau khi phát hiện những ngôi sao lớn không tưởng tại thiên hà vệ tinh của dải Ngân hà. Giới khoa học đã đưa ra giả thuyết mới mà họ cho rằng có thể giúp trả lời cho một trong những bí ẩn lớn nhất vũ trụ: đó là không tồn tại một cách tự nhiên các ngôi sao lớn hơn mức 150 lần so với mặt trời. Vũ trụ còn quá nhiều điều vượt qua tưởng tượng của con người - (Ảnh: NASA) Vào năm 2010, các chuyên gia của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đã phát hiện bốn ngôi sao có thể biến mọi thiên thể trước đó thành kẻ lùn. Chúng có kích thước lớn gấp 300 lần mặt trời, tức to gấp đôi ngôi sao lớn nhất mà giới khoa học từng có thể tưởng tượng được trước đây. Mới đây, các nhà nghiên cứu của Đại học Bonn (Đức) cho biết, một phần của cụm sao khổng lồ R136 thuộc Đám Mây lớn Magellan (LMC), cách Trái đất 160.000 năm ánh sáng và là thiên hà vệ tinh gần thứ 3 của dải Ngân hà, có thể tồn tại ở kích thước nói trên khi mới khai sinh, do có q...

Phát hiện hành tinh "bắt cá hai tay"

Hình ảnh
Kính viễn vọng không gian Kepler của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) phát hiện hai hành tinh xoay quanh hai ngôi sao.   Hình minh họa một hành tinh xoay quanh hai ngôi sao. (Ảnh: NASA) NASA thông báo đây là lần đầu tiên giới thiên văn phát hiện hệ hành tinh có hai ngôi sao. Chúng cách địa cầu chừng 4.900 năm ánh sáng và nằm trong chòm sao Cygnus. Sự tồn tại của nó chứng minh rằng các hành tinh có thể xoay quanh hệ sao đôi. Hành tinh ở phía trong của hệ, có tên Kepler-47b, xoay quanh hai ngôi sao trong 50 ngày. Hành tinh này sở hữu một bầu khí quyển siêu nóng nên nó bị bao phủ bởi một lớp khí giống như sương. Với bán kính gấp ba lần địa cầu, nó là hành tinh nhỏ nhất xoay quanh ngôi sao mà con người từng phát hiện. Kepler-47c, tên của hành tinh bên ngoài, xoay quanh hai ngôi sao trong 303 ngày. Khoảng cách của nó với hệ sao đủ lớn để nước tồn tại ở dạng lỏng. Tuy nhiên, nó lại là một hành tinh khí khổng lồ với kích thước lớn hơn một chút so với sao Hải Vương. Theo VNE

11 hiện tượng tự nhiên đang hoành hành Trái đất

Hình ảnh
(KĐH) - Ở bất kể nơi nào trên khắp thế giới vẫn luôn diễn ra những hiện tượng thiên nhiên như: Động đất, sóng thần, lũ hụt, bão táp ...Những hiện tượng này đã cướp đi biết bao nhiêu sinh mạng và của cải mà con người làm ra. Dưới đây là 11 hiện tượng thiên nhiên đang "hoành hành" cuộc sống của con người trên khắp thế giới. Động đât: Hình ảnh của trận động đất Hyogo vào năm 1995 Ở Nhật Bản. Sóng thần: Ảnh hố xoáy khổng lồ trên Thái Bình Dương xuất hiện sau trận động đất ở Nhật Bản hồi tháng 3 năm 2011. Núi lửa: Trong ảnh, dung nham chảy từ Công viên núi lửa tại Hawaii, Mỹ đổ xuống Thái Bình Dương. Hơi nước bốc lên từ biển cùng với các dòng nham thạch nóng chảy tạo nên khung cảnh kỳ ảị. Vòi rồng: Một vòi rồng lửa di chuyển gần ống khói của một tòa nhà cháy tại Mỹ trong năm 2010. Ảnh: National Geographic. Lốc xoáy Sét: Tia sét trên núi lửa ở Eyjafjallajokul, Iceland. Bão cát Lũ quét: Trong ảnh, mưa lũ đã làm ngập nhiều nhà dân ở Bảo Thắng (Lào Cai) - Ảnh: Thu Phương Bão tuyết, tr...

Hợp kim kết tinh nano có thể chịu nhiệt cao

Hình ảnh
Sử dụng một kết hợp gồm các thí nghiệm và mô phỏng nhiệt động lực học phân tích, các nhà nghiên cứu ở Mĩ vừa tạo ra một hợp kim kết tinh nano gốc tungsten mới bền ở nhiệt độ hơn 1000 o C. Các hợp kim kết tinh nano hiếm khi chịu được những nhiệt độ cao như vậy và đột phá này có thể dẫn tới sự phát triển của những chất liệu vừa bền vừa chịu nhiệt cao. Sau một tuần ở 1100 o C, tungsten kết tinh nano (trái) mất đi cấu trúc hạt nano của nó và kết thành cỡ micron (ảnh trên bên phải). Bằng cách pha với titanium, tungsten có thể giữ được kích cỡ hạt kết tinh nano dưới những điều kiện tương đương (ảnh dưới bên phải). (Ảnh: T Chookajorn, H Murdoch và C Schuh) Các kim loại gồm những hạt kết tinh nano – những tinh thể nhỏ xíu chừng hàng chục nano mét bề ngang – cứng hơn nhiều so với các kim loại chứa những cấu trúc lớn hơn cỡ micron. Thật không may, những chất liệu kết tinh nano này cũng kém bền hơn. Một vấn đề là những hạt nhỏ xíu đó có thể lớn lên và hợp nhất với nhau ở những nhiệt độ cao – do đ...

Tìm thấy phân tử đường ở gần một ngôi sao trẻ

Hình ảnh
Một đội thiên văn ở Đan Mạch vừa phát hiện ra các phân tử đường trong chất khí bao xung quanh một ngôi sao trẻ giống Mặt trời. Tại sao việc tìm thấy đường trong chất khí bao xung quanh một ngôi sao lại quan trọng như vậy? Đó là vì nó cho chúng ta biết rằng những phân tử hữu cơ phức tạp, ví dụ như đường, tạo nên những viên gạch cấu trúc của sự sống có thể tìm thấy xung quanh những ngôi sao trẻ vào lúc khi các hành tinh có thể bắt đầu hình thành xung quanh chúng. Đội khoa học đã tìm thấy các phân tử của một trong những dạng đơn giản nhất của hợp chất đường – glycolaldehyde – trong chất khí bao xung quanh một sao đôi trẻ tên gọi là  IRAS  16293-2422, nó có khối lượng tương đương với Mặt trời của chúng ta. Trong khi hợp chất đường này trước đây đã được tìm thấy trong vũ trụ - trong thiên hà của chúng ta – nhưng đây là lần đầu tiên nó được tìm thấy trong vùng phụ cận gần của một ngôi sao; thật vậy, nó ở cách  IRAS  16293-2422 ngang với Thiên Vương tinh và Mặt trời. Khám p...

[Phát minh] Bếp điện ứng từ

Thiết bị này sẽ giúp các bà nội trợ nấu nướng sạch sẽ, không khói, tránh gây cháy và nấu chín thức ăn rất nhanh so với loại bếp khác. Bếp có độ bền cao do sử dụng vật liệu tốt, hệ thống kiểm soát nhiệt độ khá chính xác, an toàn. Có thể lau chùi mặt bếp ngay khi nấu. Xem thêm: Phát minh vĩ đại khác Loại bếp này áp dụng hiện tượng cảm điện từ do  Fara day  khám phá ra năm 1830 nhưng đến 150 năm sau các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomsom mới có ý định dùng cách thức này. Năm 1976 các kỹ sư hãng Thomson đã có hàng nguyên mẫu loại này nhưng đồ điện tử lúc bấy giờ đắt nên phải đợi đến năm 1982 , nhóm Thomson ở Villingen (Ðức) đã trở lại nghiên cứu và năm 1988 Bonnet bán ra cho các đầu bếp chuyên môn rồi đến năm 1991 thì Sauter bán ra cho mọi người. Ðặt một nồi nước trên lò điện ứng: nước sôi mau hơn. Ðể miếng giẻ dưới nồi: nước sôi mà giẻ không cháy... Quấn sợi dây đồng quanh thỏi kim loại và nối hai đầu sợi dây đồng tới một bộ pin, ta được một nam châm điện. Ngược lại, một nam ch...

Lý giải bí ẩn cầu vồng 'sinh đôi'

Hình ảnh
Hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc. Khi đó, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra các cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ làm thành cầu vồng sinh đôi . Trích: FORUM Cầu vồng kép xuất hiện phía trên làng Kingwear, hạt Devon, Anh. Ảnh: Mirror. Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của ánh sáng mặt trời khi tương tác với những hạt nước trong không khí. Khi ánh sáng vừa bị phản xạ, vừa bị khúc xạ qua hạt nước, nó sẽ tách thành các màu theo thứ tự: Đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Thường thấy nhất là cầu vồng đơn trong khi đó cầu vồng đôi gồm 2 cầu vồng đồng tâm riêng biệt và cầu vồng bậc 3, bậc 4 thì ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, hiếm gặp nhất là cầu vồng "sinh đôi" - cầu vồng chung gốc nhưng lại tách thành 2 cung vòng riêng biệt. Cầu vồng được nghiên cứu từ 2.000 năm trước, nhưng hiện tượng quang học đặc biệt này vẫn chưa được khám phá một cách đầy đủ. "Mọi người đều từng nhìn thấy cầu vồng, trong đó có cầu vồng sinh đôi. Tuy nhiên cho đến tận bây giờ, ...

Đã chế được thuốc chống say rượu

Hình ảnh
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Yale (Mỹ) vừa nghiên cứu thành công một loại thuốc có thể khiến người sử dụng cho dù uống rượu nhiều cỡ nào cũng không bị say. Loại thuốc này có tên Iomazenil, có khả năng ngăn chặn tác động của rượu đến hệ thần kinh trung ương. Khi tiến hành thử nghiệm tác dụng chống say của nó, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng nếu uống Iomazenil trước khi uống rượu, có thể khiến con người tỉnh táo trong thời gian dài. Họ hi vọng sẽ sử dụng Iomazenil để sản xuất ra một loại thuốc giải rượu, có tác dụng chống say hữu hiệu cho người sử dụng, không những thế nó còn có thể giảm thiểu những tác hại của rượu đối với gan. Các nhà nghiên cứu còn kỳ vọng Iomazenil có thể giúp người sau khi uống rượu có đủ tỉnh táo để lái xe. Hiện, tình trạng lạm dụng rượu vẫn thường xuyên xảy ra, tuy nhiên lại chưa có phương pháp điều trị nghiện rượu. Trong bối cảnh này, Iomazenil là một loại thuốc đặc biệt có thể giải quyết được vấn đề trên. Theo Vietnam+

Phát minh phương pháp bất tử bằng cách hóa thân thành robot

Hình ảnh
Các chuyên cho rằng chuyển giao toàn bộ suy nghĩ, ký ức cho một người máy đại diện khi cơ thể con người bị hủy hoại để tiếp tục duy trì ý nghĩ giúp 1 người bất tử là chuyện khả thi và nghe qua chắc các bạn thấy rất giống như trong các phim khoa học viễn tưởng nhỉ :D Trong lúc giới khoa học phương Tây vẫn chưa tìm được gene giúp con người sống bao lâu tùy thích, hiện có một nhóm người lập dị nhưng cực giàu tại Thung lũng Silicon và vùng ngoại ô Moscow đang chuyển sự chú ý sang các dự án hứa hẹn mang lại một phiên bản mới của sự bất tử. Và hướng tiếp cận lần này có vẻ sẽ thành công. Cái mà những người này đặt hy vọng được gọi là "bất tử kỹ thuật số". Theo Stephen Cave, tác giả quyển sách mới có tựa đề Immortality, bất tử kỹ thuật số không có nghĩa là hiện diện mãi mãi trên các trang mạng như Facebook hoặc Twitter. Theo tờ The Independent, đó là sự chuyển giao toàn bộ suy nghĩ, ký ức cho một người máy đại diện khi cơ thể sinh học bị hủy hoại. Đây được xem là kế hoạch B nếu khoa ...

Nhật thực hình khuyên sẻ xuất hiện vào Sáng 21/5 tại Việt Nam

Hình ảnh
Vào rạng sáng ngày 21/5, chúng ta có thể chứng kiến một phần nhật thực hình khuyên. Đây là 1 sự kiện thiên văn được nhiều người chú ý trong tháng 5 này. Trao đổi với phóng viên, anh Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Câu lạc bộ Thiên văn học trẻ Việt Nam cho biết, quỹ đạo của Trái Đất quanh Mặt Trời và quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất đều là hình elip nên khoảng cách giữa các thiên thể không phải là cố định mà có sự thay đổi. Về cơ bản, khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất gấp khoảng 400 lần giữa Trái Đất với Mặt Trăng và đường kính của Mặt Trời cũng lớn hơn đường kính của Mặt Trăng với tỷ lệ tương tự. Sự trùng hợp ngẫu nhiên này dẫn tới việc trong những lần nhật thực toàn phần, Mặt Trăng có thể che vừa khít Mặt Trời. Nhật thực hình khuyên Tuy vậy, có những trường hợp nhật thực xảy ra khi Trái Đất đang nằm ở những điểm gần Mặt Trời và Mặt Trăng thì lại nằm ở điểm xa Trái Đất trên quỹ đạo. Lúc này Mặt Trăng không thể che hết Mặt Trời mà để lại một phần rìa sáng có dạng như một chiếc nhẫn, g...

Rạng sáng ngày 16/5/2012 VINASAT 2 sẽ được phóng lên quỹ đạo

Hình ảnh
Rạng sáng ngày 16/5/2012 VINASAT 2 sẽ được phóng lên quỹ đạo. Ảnh: NT Theo lịch trình được phía đối tác đưa ra thì ngày 16/5/2012, vệ tinh VINASAT 2 sẽ được phóng lên quỹ đạo. VINASAT 2 thuộc loại vệ tinh trung bình nhưng có dung lượng lớn hơn vệ tinh VINASAT 1. Ông Hoàng Minh Thống, Giám đốc Ban Quản lý dự án các công trình viễn thông của VNPT cho biết, đối tác đã thông báo cho VNPT là ngày 15/5/2012 (tức 5h13 phút rạng sáng ngày 16/5/2012 theo giờ Việt Nam) vệ tinh VINASAT 2 sẽ được phóng lên quỹ đạo. Tuy nhiên, thời điểm phóng vệ tinh phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. VINASAT 2 sẽ sử dụng bãi phóng giống như VINASAT 1 là FrenceGuiana. Theo dự kiến ban đầu, vệ tinh VINASAT 2 được phóng vào cuối tháng 3/2012. VNPT cho biết, VINASAT 2 hướng đến mục tiêu chiến lược của quốc gia trong việc tăng cường năng lực, an toàn hạ tầng viễn thông, đáp ứng nhu cầu mở rộng sử dụng dung lượng vệ tinh của thị trường trong nước và khu vực mà VINASAT 1 hết khả năng cung cấp, đồng thời cũng làm dự phòng...

Phát hiện vi khuẩn có khả năng giúp người trường sinh bất tử

Hình ảnh
Bacillius F- tên của chủng vi khuẩn - được phát hiện xung quanh núi Mamontova ở nước cộng hòa Yakutia thuộc Nga. Núi Mamontova nằm trong vùng Siberia lạnh giá. Chi nhánh của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) tại Siberia đã nghiên cứu các đặc tính của protein và một số yếu tố khác của Bacillius F dưới tầng đất đóng băng vĩnh cửu. Họ kết luận quá trình tiến hóa của chúng chậm hơn chủng vi khuẩn cùng loại trên mặt đất tới 3 triệu năm, AFP đưa tin. Vi khuẩn Bacillius F trong băng vĩnh cửu. “Trong môi trường sống vô cùng khắc nghiệt, khả năng chịu đựng của Bacillius F thật đáng kinh ngạc. Chúng sinh sôi ở nhiệt độ chỉ 5 độ C” , Nadezhda Moronova, người phát ngôn của Viện Hóa sinh và Y học cơ bản thuộc RAN, phát biểu. Khi các nhà khoa học đưa Bacillius F vào cơ thể chuột, khả năng chống bệnh của các con vật tăng dần theo thời gian, đồng thời tốc độ lão hóa giảm. tốc độ trao đổi chất trong cơ thể chuột nhiễm vi khuẩn Bacillius F tăng 20 tới 30%. Ngoài ra nguy cơ mù vì tuổi già của chúng cũng gi...

Beginning DirectX9 - Ebook (DirectX là gì? ... Nền tảng cho việc phát triển Game

Hình ảnh
Ebook này giúp chúng ta tìm hiểu về những công nghệ ẩn chứa bên dưới những hình ảnh cũng như trả lời câu hỏi DirectX là gì, tại sao và sự cần thiết của nó như thế nào và đặc biệt là giúp bạn có thể từng bước xây dựng được những ứng dụng đầu tiên sử dụng công nghệ DirectX. Từ đó đặt nền tảng cho việc phát triển Game sau này.  PHẦN I. NHỮNG KIẾN THỨC NỀN TẢNG  Chương 1. DirectX là gì, tại sao và làm thế nào để sử dụng nó  Chương 2. Ví dụ đầu tiên sử dụng DirectX  Chương 3. Phông nền, khung hình, hoạt cảnh.  PHẦN II. NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MỘT THẾ GIỚI 3D  Chương 4. Những kiến thức cơ bản về 3D  Chương 5. Ma trận, các phép biến đổi và phép xoay trong không gian  Chương 6. Bảng mầu, vật liệu phủ và ánh sáng trong không gian  Chương 7. Chia nhỏ và làm mịn đối tượng  Chương 8. Vật thể, điểm chèn và các hiệu ứng  PHẦN III. NHỮNG KIẾN THỨC BỔ SUNG  Chương 9. Sử dụng DirectInput  Chương 10. Hiệu ứng âm thanh bằng DirectSound...

Beginning DirectX9 - Ebook (DirectX là gì? ... Nền tảng cho việc phát triển Game

Hình ảnh
Ebook này giúp chúng ta tìm hiểu về những công nghệ ẩn chứa bên dưới những hình ảnh cũng như trả lời câu hỏi DirectX là gì, tại sao và sự cần thiết của nó như thế nào và đặc biệt là giúp bạn có thể từng bước xây dựng được những ứng dụng đầu tiên sử dụng công nghệ DirectX. Từ đó đặt nền tảng cho việc phát triển Game sau này.  PHẦN I. NHỮNG KIẾN THỨC NỀN TẢNG  Chương 1. DirectX là gì, tại sao và làm thế nào để sử dụng nó  Chương 2. Ví dụ đầu tiên sử dụng DirectX  Chương 3. Phông nền, khung hình, hoạt cảnh.  PHẦN II. NHỮNG THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA MỘT THẾ GIỚI 3D  Chương 4. Những kiến thức cơ bản về 3D  Chương 5. Ma trận, các phép biến đổi và phép xoay trong không gian  Chương 6. Bảng mầu, vật liệu phủ và ánh sáng trong không gian  Chương 7. Chia nhỏ và làm mịn đối tượng  Chương 8. Vật thể, điểm chèn và các hiệu ứng  PHẦN III. NHỮNG KIẾN THỨC BỔ SUNG  Chương 9. Sử dụng DirectInput  Chương 10. Hiệu ứng âm thanh bằng DirectSound...