Bài đăng

Hiển thị các bài đăng có nhãn phương pháp học tập

5 cách xây dựng thương hiệu cá nhân

Hình ảnh
Bạn có những điểm mạnh, những khả năng đặc biệt của riêng mình? Nhưng bạn chưa biết cách để thể hiện chúng, biến chúng thành thương hiệu cá nhân? Sau đây là một vài chỉ dẫn hữu ích nhé. Xác định được sở trường của bản thân Để phát triển được năng lực của mình trước hết bạn phải biết mình đang có trong tay những thế mạnh mào. Trong học tập, có thể bạn học tốt một môn nào đó; trong công việc, có thể bạn là người nhạy bén, linh hoạt… không cần phải có những sở trường quá đặc biệt, chỉ cần bạn biết cách thể hiện, kết hợp sở trường đó với những sáng tạo cá nhân thì việc tạo nên một thương hiệu cho riêng bạn không còn là chuyện quá xa vời. Thiết lập và thực hiện kế hoạch Khi đã biết bản thân có thế mạnh gì thì việc tiếp theo bạn cần làm là lên kế hoạch để thể hiện chúng ra bên ngoài. Nếu bạn học tốt môn nào đó, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu thật kĩ nội dung bài mới, đọc các tài liệu ngoài sách có liên quan, ghi chú thật rõ ràng, dễ hiểu từ ngày hôm trước và chuẩn bị tinh thần cùng sự tự tin...

Nghệ thuật góp ý

Lời góp ý nếu không đúng cách sẽ gây phản ứng ngược cho người được góp ý. Ranh giới giữa góp ý và phê phán là rất gần nhau. Thay vì đem đến bài học kinh nghiệm để giúp họ trưởng thành hơn sau sự việc, thì chúng ta mang lại cho họ sự đau đớn, khó chịu, bức bối. Lời phê phán là một trong những nhân tố có sức hủy hoại khủng khiếp trong cuộc sống. Nó khiến cho chúng ta trở nên tự tin, rụt rè, giảm sút lòng tự trọng, không dám nói hoặc làm những việc tốt cho bản thân và những người xung quanh, rạn nứt những mối quan hệ,… Con người chúng ta không ai thích bị phê phán. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận những lời góp ý chân thành, mang tính xây dựng và tích cực để trưởng thành hơn, chứ không bao giờ muốn chấp nhận những lời chỉ trích hoặc mạt sát. Như vậy thì góp ý cho người khác cũng cần phải học, nếu không khéo nó trở thành phê phán thì khổ. Ở đây tôi chia sẻ một phương pháp góp ý rất hiệu quả mang tên kỹ thuật  “bánh mì kẹp thịt” , gồm 3 bước vô cùng đơn giản: Bước 1  (lát bánh mì mặt tr...

Sinh viên – bạn cần gì?

Hình ảnh
Gửi các bạn sinh viên những trăn trở của một người trẻ tuổi. Giờ này có thể bạn đang ngủ rất ngon. Tôi thì không dù đồng hồ chỉ đúng 5h sáng. Mấy nay cứ trăn trở nhiều thứ, thức khuya lắm! Nhiều khi cũng thắc mắc không biết mình có phải 25 tuổi không? Thấy mình già so với tuổi quá. Đây không phải là một chủ đề to tát hoặc mới mẻ gì, nhưng tôi trăn trở nên chia sẻ, thế thôi! Tôi nhớ trong một tác phẩm nào đó của nhà văn Phan Việt có đoạn:  “Nếu có một thời điểm nào đó trong cuộc sống, mà chúng ta cần phải và nên bị dúi xuống bùn lầy tăm tối, tốt nhất hãy chọn lúc 18 – 25 tuổi, lúc mà bạn có cả sức khỏe lẫn sự dẻo dai, cả hưng phấn lẫn thất vọng, cả niềm tin sắt đá lẫn sự ngoan cố mù quáng, cả sự hiểu biết bằng bản năng và trực giác chưa bị pha tạp lẫn sự tăm tối vì mơ hồ nhận thấy những lực cản của xã hội. Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc” . Tôi hoàn toàn đồng ý với suy nghĩ của tác giả. Tôi đặt tên cho khoảng thời gian ấy là Tuổi Trẻ. Chẳng phải dưới 18 hoặc trên 25 ...

Tư duy phê phán (critical thinking)

Hình ảnh
Luyện tập tư duy phê phán (critical thinking) Chắc hẳn bạn đã có lần nghe đến phương pháp tư duy phê phán (critical thinking) và tò mò không biết nó là gì và việc luyện tập nó có khó không? Bài viết hôm nay của Global Education sẽ đề cập đến phương pháp tư duy này. Tư duy phê phán (critical thinking) là một kĩ năng trong đó người suy nghĩ chủ động hướng tới những vấn đề và tình huống phức tạp dựa trên những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình. Người này hoàn toàn có thể khiến chính những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình trở nên hợp lí và chính xác hơn bằng cách tự khám phá, đặt ra hàng loạt câu hỏi và tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho chính những câu hỏi đó. Nhìn chung, tư duy phê phán đòi hỏi cả kĩ năng lập luận lẫn kĩ năng giải quyết vấn đề (reasoning and problem solving). Trên thực tế 2 kĩ năng này bổ sung và cũng có thể thay thế cho nhau. Đi vào tìm hiểu một cách cụ thể, chúng ta sẽ thấy kĩ năng tư duy phê phán bao gồm những kĩ năng, chính xác hơn là nhưng khả năng ...

5 bí quyết đẩy nhanh tốc độ thăng tiến

Để đạt tới vị trí mình mong muốn trong sự nghiệp là một nhiệm vụ đầy gian nan. Thời gian và kinh nghiệm chắc chắn sẽ chứng minh tất cả. Tuy nhiên, vẫn có những hành động khác có thể đẩy nhanh tốc độ thăng tiến. Một số nhà lãnh đạo ở các lĩnh vực khác nhau và chuyên gia nghề nghiệp đã “bật mí” 5 bí mật của việc thăng tiến nhanh hơn dưới đây: Trích FORUM Kỹ năng mềm Tích lũy kiến thức Linda Matzigkeit, phó chủ tịch bộ phận hoạch định chiến lược và nhân sự của tổ chức Children’s Healthcare, Mỹ, chia sẻ ý kiến của mình: “ Kiến thức là sức mạnh. Do đó, bạn nên luôn luôn cập nhật thông tin về ngành nghề của mình, biết mọi người đang làm gì và nắm bắt xu hướng.” Anthony Leone, người thành lập Energy Kitchen - một chuỗi nhà hàng nhượng quyền thương hiệu ở New York, Mỹ, cũng đồng tình: “ Hãy học hỏi càng nhiều về lĩnh vực bạn lựa chọn. Đồng thời, cố gắng trở thành một tài sản quý giá đối với công ty đến nỗi giám đốc phải thốt lên rằng “ Chúng ta không thể sống thiếu người này.” Ông còn đề nghị ...

4 kĩ năng sinh viên "không thể không có"

Hình ảnh
Ngày tựu trường, hành trang các tân sinh viên mang theo bên cạnh cảm giác náo nức, vui mừng là những nỗi lo, bỡ ngỡ trước một môi trường mới, rộng lớn và nhiều thách thức. Rất nhiều sinh viên không thích nghi với điều kiện sống mới, không đáp ứng được phương pháp học tập ở đại học… đã lâm vào tâm trạng thất vọng, chán nản, thậm chí sa ngã, bỏ học. “Vũ khí” hiệu quả nhất lúc này tự rèn luyện những kỹ năng mềm cho bản thân, như:   quản lý thời gian, làm việc nhóm, khả năng thuyết trình, thuyết phục, kỹ năng nghe hiểu…  Trong số những kỹ năng trên, 4 kỹ năng sau đây sinh viên “không thể không có”. Trích: FORUM  Phương pháp học tập 1. Kỹ năng quản lý căng thẳng Môi trường ĐH cực kỳ tiệm cận với cuộc sống ngoài xã hội, với nhiều hoạt động và những mối quan hệ. Hơn nữa, sinh viên là những người năng động và ham học hỏi không muốn bỏ lỡ một cơ hội nào: vừa đi học, vừa tham gia sinh hoạt Đoàn - Hội, vừa đi làm thêm… Hoặc có những sinh viên không như vậy nhưng nhìn những bạn ...

Ngoại ngữ và Tin học - Chìa khóa cho Sinh Viên hội nhập

Hình ảnh
Ngoại ngữ và Tin học - Chìa khóa cho SV hội nhập Một thực tế là phần lớn SV Việt Nam rất yếu ngoại ngữ và tin học. Trong khi đó, trong thời đại hội nhập mọi mặt như ngày nay, đây lại là hai nhân tố có vai trò rất lớn trong việc quyết định việc các bạn trẻ có thể học hỏi kinh nghiệm từ thế giới, hội nhập vào sân chơi chung trong bối cảnh “thế giới phẳng” hay không? Vậy thì tạo sao bạn không dùng thời gian nghỉ hè này để bổ túc thêm vốn ngoại ngữ và tin học nhỉ? Một câu nói mà SV vẫn luôn truyền miệng nhau là “Nhất tiếng Anh, nhì tin học”. Đặc biệt, các bạn SV khi ra trường càng thấm thía hơn với câu nói này. Rõ ràng, SV hiện nay ý thức rất rõ vai trò quan trọng của hai môn “chìa khóa” này. Tuy nhiên, không ít các tân cử nhân vẫn sớm bị loại khỏi các cuộc tuyển dụng chì vì vốn tiếng Anh nghèo nàn và kỹ năng tin học yếu… 1. Không xin được việc làm chỉ vì yếu ngoại ngữ Hiện nay, tiếng Anh là ngôn ngữ phổ thông nhất trên thế giới và nó cũng là ngoại ngữ phổ biến ở Việt Nam. Phần lớn các côn...

Những bí quyết chung cho học tập

Hình ảnh
Những bí quyết chung cho học tập Có những kinh nghiệm, phương pháp giúp các bạn tiếp thu tốt kiến thức, giải quyết các khó khăn trong học tập. Nếu áp dụng, việc học sẽ nhẹ nhàng hơn, kết quả lại cao. Sau đây là một vài bí quyết chính yếu: 1- Vạch kế hoạch:  Học tập và làm việc có phương pháp, có hệ thống nghiên cứu: điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó. Đây là bí quyết rất quan trọng, nhưng rất ít bạn chịu áp dụng vì không nắm bắt được hiệu quả của nó. . 2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học:  Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để gi...

Tinh thần hiếu học ngày nay

Hình ảnh
Tinh thần hiếu học ngày nay. (Hiếu học). Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh và có truyền thống hiếu học, người Việt Nam lấy sự học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiếu học là một truyền thống, là nguồn sức mạnh tinh thần luôn được đề cao và coi trọng. (Quốc Tử Giám đã được ghi tên vào danh mục Di Sản Văn hóa Thế giới). hình: Tượng thờ vua Lý Nhân Tông, người có công lập ra Quốc Tử Giám. Truyền thống hiếu học là một trong những giá trị truyền thống quý báu được hình thành và hun đúc từ dòng chảy lịch sử ngàn đời của dân tộc Việt. Đó chính là tinh thần quả quyết, tính kiên trì, nhẩn nại và ham học hỏi. Sự hiếu học ấy đã tạo điều kiện sản sinh nhiều bậc lương đống, các trung thần, những anh hùng dân tộc…Dù xuất thân mỗi người tuy khác nhau nhưng họ đều có điểm chung là tinh thần hiếu học. Đức tính hiếu học này sẽ được kế tục và phát huy bởi các bạn. Tự hào là thế hệ thanh niên ...

Phương pháp học tập ở Đại học

Hình ảnh
Phương pháp học tập ở Đại học Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, các bạn sinh viên (SV) cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó. Bước vào ĐH, không ít các bạn tân SV bỡ ngỡ vì cách học, cách dạy mới. Do SV được coi là những con người đã trưởng thành, việc học và dạy ở ĐH nhấn mạnh đến sự tự giác và tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mỗi cá nhân, vì vậy, cách học ở ĐH luôn xoay quanh vấn đề: làm sao để tự nỗ lực mà đạt kết quả học tập cao nhất. Cách dạy ở ĐH Đầu tiên, tân SV cần hiểu rõ cách dạy của các thầy cô bậc ĐH. Mặc dù cách dạy ĐH ở VN vẫn còn mang nhiều yếu điểm đè bẹp sự năng động của SV như cách dạy đọc chép của một số giảng viên, nhưng xu thế dạy của các thầy cô đang dần thay đổi theo sự phát triển của giáo dục. Thầy cô ở bậc ĐH đóng vai trò là người hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, người đi trước trong ngành nghề truyề...

Bí quyết tránh thi lại cho sinh viên

Bí quyết tránh thi lại cho sinh viên “Sinh viên thi lại mới là sinh viên” - dường như câu này đã quá quen thuộc với những bạn đang ngồi trên giảng đường đại học. Tuy vậy, vẫn có một vài sinh viên chưa bao giờ bị điểm dưới trung bình ở tất cả các học phần. Lên đại học, mỗi người tự chọn một phương pháp riêng cho mình, nhưng không phải bạn nào cũng đạt được kết quả tốt. Một số bạn học rất ít nhưng thi đâu đậu đó, nhưng một số bạn dù rất cố gắng nhưng vẫn học lại 1, 2 môn ở mỗi học kì. Bạn có bao giờ tự hỏi: “Tại sao họ lại may mắn như thế? Điểm của họ không cao, nhưng chẳng bao giờ dưới 5 để phải thi lại hoặc học lại?” Muốn được như họ, bạn chỉ cần lưu ý và áp dụng những điều sau.  Tích lũy điểm cộng  Nhiều sinh viên thường có xu hướng ngại phát biểu. Có thể do họ lười, không muốn bị gây sự chú ý hoặc sợ phát biểu sai. Chính vì sinh viên thường thụ động nên thầy cô luôn khuyến khích họ chủ động trong học tập. “Trong lớp mình, bất kể môn nào khi phát biểu cũng đều được cộng vào đ...

Bí quyết giảm áp lực khi đối mặt với kỳ thi quan trọng

Hình ảnh
“Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình? Ta không thể làm gì để chiến đấu với nó, khi nó là những áp lực đeo đẵng nhưng “vô hình”. Chỉ có sự nhận biết rõ ràng thì nỗi lo sợ cùng với những nguyên nhân của nó sẽ không còn mơ hồ nữa. Một khi thấy rõ sự bối rối của mình, thấy được nguyên do của nó, xác định được nó,...