Bài đăng

So sánh sự khác biệt giữa thiên nhiên phía Bắc và phía Nam và nguyên nhân của sự khác biệt đó

 So sánh sự khác biệt giữa thiên nhiên phía B và phía N và nguyên nhân của sự khác biệt đó   a. Nguyên nhân - Sự phân hóa B – N chủ yếu do sự thay đổi của khí hậu: Góc nhập xạ tăng từ B vào N => Nhiệt độ cũng tăng từ B vào N - Bên cạnh đó còn có sự tham gia của địa hình và hoàn lưu gió mùa, đặc biệt là gió mùa ĐB làm cho sự phân hóa B – N càng sâu sắc thêm b. Biểu hiện của sự phân hóa B – N * Phần lãnh thổ phía B (từ dãy Bạch Mã trở ra) Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh - Khí hậu nhiệt đới: to TBn: > 20oC, ảnh hưởng mạnh của gió mùa ĐB, có 3 tháng to < 20oC, mùa đông lạnh kéo dài, biên độ nhiệt năm lớn - Cảnh quan tiêu biểu: Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa, thành phần loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có nhiều loài ôn đới, cận nhiệt. * Phần lãnh thổ phía N (từ dãy Bạch Mã trở vào) Thiên nhiên mang sắc thái của vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa - Khí hậu quanh năm nóng: to TBn: > 25oC, không có tháng nào to < 20oC, biê...

Nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta và biện pháp bảo vệ.

Nêu hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng ở nước ta và biện pháp bảo vệ. a. Hiện trạng - Rừng bị suy giảm cả về diện tích và chất lượng + Diện tích: 1943: 14,3 triệu ha ; 1983: 7,2 triệu ha; 2005: 12,7 triệu ha + Tỉ lệ che phủ: 1943: 43,8%; 1983: 22%; 2005: 38,0% + Rừng nghèo kiệt và rừng mới phục hồi chiếm tới 70% - Nguyên nhân: Do khai thác bừa bãi và diện tích rừng trồng không nhiều b. Biện pháp: - Trồng nâng độ che phủ rừng lên 50%, riêng ở vùng đồi núi dốc phải nâng lên 70 – 80% - Ban hành những quy định về nguyên tắc sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, Rừng đặc dụng , Rừng sản xuất  - Triển khai luật BV rừng, giao quyền sử dụng và BV rừng cho dân - Trước mắt: trồng 5 triệu ha rừng, đến 2010 nâng độ che phủ lên 43% => phục hồi lại cân bằng sinh thái

Vấn đề môi tường nổi bật ở nước ta. Nguyên nhân của những vấn đề đó?

Vấn đề MT nổi bật ở nước ta. Nguyên nhân của những vấn đề đó? - Có 2 vấn đề MT nổi bật cần quan tâm nhất ở nước ta: + Tình trạng mất cân bằng sinh thái => gây nhiều thiên tai, biến đổi thời tiết khí hậu + Ô nhiễm MT ngày càng trầm trọng: ô nhiễm nước, đất, không khí - Nguyên nhân của những vấn đề trên đều xuất phát từ con người (hoạt động sống và hoạt động sản xuất) - BVMT gồm: sử dụng hợp lí TN và đảm bảo chất lượng MT sống

Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường

Nêu các nhiệm vụ chủ yếu của chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường - Chiến lược nhằm BVMT đi đôi với phát triển bền vững - Các nhiệm vụ mà Chiến lược đề ra: + Duy trì sự cân bằng của các HST, các hệ thống sống có ý nghĩa quyết định đến sự sống con người + Đảm bảo sự giàu có của đất, nước, nguồn gen, các loài nuôi trồng và hoang dại + Sử dụng hợp lí các nguồn TNTN trong giới hạn có thể phục hồi + Đảm bảo chất lượng MT phù hợp với yêu cầu của đời sống con người + Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định về dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lí các TNTN + Ngăn ngừa ô nhiễm, kiểm soát và cải tạo MT

Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống

Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống a. Bão: - Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của bão + Mùa bão từ tháng 6 – 11, nhiều nhất tháng 9.Trung bình mỗi năm có từ 3–4 cơn bão đổ bộ vào đất liền + Vùng chịu ảnh hưởng chủ yếu là ven biển từ B – N, ảnh hưởng mạnh nhất là duyên hải miền Trung. - Hậu quả của bão: gió lớn, mưa lớn tàn phá người và của cải... - Biện pháp: + Dự báo chính xác để có kế hoạch phòng chống bão + Chống bão: di dân kịp thời, thông báo cho tàu bè trú ẩn, bảo vệ các công trình có nguy cơ bị bão tàn phá + Chống úng lụt ở đồng bằng và chống lũ quét, xói mòn, lở đất ở vùng núi b.Ngập lụt - Ngập lụt thường xảy ra ở vùng đồng bằng - Nguyên nhân: mất rừng, mưa lớn nước dồn về, triều cường - Biện pháp: Xây dựng hệ thống thủy lợi, tiêu thoát nước, xây dựng các công trình ngăn thủy triều

Nêu đặc điểm dân số nước ta hiện nay và tác động của nó tới sự phát triển Kinh tế- xã hội?

Nêu đặc điểm dân số nước ta hiện nay và tác động của nó tới sự phát triển KT - XH? a. Đặc điểm dân số - Dân đông: năm 2006: 84,15 tr. người (thứ 2 ĐNA, thứ 13 thế giới) - Nhiều dân tộc: nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm 86,2% - DS nước ta tăng nhanh, đặc biệt nửa sau của TK 20. Hiện nay do thực hiện chính sách dân số mức tăng đã giảm dần. Tuy nhiên do dân đông nên mỗi năm vẫn tăng hơn 1 triệu người, nên quy mô dân số vẫn lớn - Cơ cấu dân số trẻ, năm 2005: dưới tuổi lao động 27%, trong tuổi lao động 64%, quá tuổi lao động 9% b. Tác động đến KT - XH - Mặt tích cực: + Dân đông, dân số trẻ => nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn + Dân có truyền thống đoàn kết, cần cù, thông minh sáng tạo và giàu lòng yêu nước - Mặt hạn chế: + Gây sức ép đối với nền KT, đời sống vật chất của dân còn thiếu thốn, còn đói nghèo + Sức ép đối với XH: vấn đề việc làm, nhà ở, giáo dục, y tế... còn khó khăn => tệ nạn XH phát triển... + Gây sức ép với tài nguyên MT: TNTN nhanh chóng...

Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư ? Biện pháp thực hiện?

Vì sao nước ta phải phân bố lại dân cư ? Biện pháp thực hiện? a. Vì dân cư nước ta phân bố chưa hợp lí Mật độ dân số trung bình cả nước: 254 ng/km2, nhưng phân bố chưa hợp lí giữa các vùng: - Giữa đồng bằng và miền núi + Đồng bằng diện tích khoảng 25%, dân số chiếm 75% => mật độ rất cao, nhất là ĐBSHồng + Miền núi: diện tích 75%, dân số chỉ 25% => mật độ thấp, nhất là Tây Bắc, Tây Nguyên -> Sự bất hợp lý trên gây khó khăn đến sử dụng lao động ở ĐB và khai thác tài nguyên ở miền núi. - Giữa thành thị và nông thôn + Dân nông thôn chiếm đại bộ phận (73,1%), xu hướng giảm. + Dân thành thị chiếm tỉ lệ thấp (26,9%), có tăng nhưng chậm -> Cho thấy công nghiệp chưa phát triển mạnh, đô thị hóa còn chậm b. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động - Tiếp tục thực hiện nghiêm chính sách KHHGĐ và pháp luật về dân số - Xây dựng chính sách chuyển cư phù hợp, thúc đẩy sự phân bố dân cư và lao động giữa các vùng - Quy hoạch và có chính sách phù hợp đáp ứng x...