Bài đăng

Tóm tắt tắc tác phẩm Ông Già Và Biển Cả

Tóm tắt nội dung Ông Già Và Biển Cả thuật lại một câu chuyện xảy ra ở bờ biển Nam Mỹ, ngoài khơi hải đảo Cuba. Ông lão đánh cá Xăngchiagô (Santiago) đã già lắm rồi. Ông mơ ước đánh được một mẻ cá lớn, xứng đáng với uy danh một thời của ông ngày còn trai trẻ. Một mình một con thuyền ông ra khơi quyết lập một chiến công rạng rỡ cuối cùng. Trải qua nhiều ngày lênh đênh mặt bể, gian nan, vất vả, ông lão đánh được một con cá lớn chưa từng thấy. Nhưng sau đó, trên đường về, ông bị nhiều đàn cá mập kéo đến vây quanh con cá ông vừa đánh được để ăn thịt. Ông lão đem hết sức tàn chống chọi với lũ cá mập. Nhưng thật đau đớn! Sau khi đuổi được chúng đi, ông lão nhìn lại con cá của mình thì thấy nó chỉ còn có bộ xương. Ông lão lại trở về túp lều nghèo nàn của mình. Tủi nhục, đau xót, nhưng trong lòng ông vẫn chưa hết hẳn những ước mơ đẹp đẽ... Với một nội dung tưởng chừng như đơn giản ấy, thiên tiểu thuyết này đã nêu lên được những nét rất sâu sắc và cảm động về sức mạnh và khát vọng của con người....

Hêminguây - Tiểu thuyết “Ông già và biển cả”

Hêminguây - Tiểu thuyết “Ông già và biển cả” Vài nét về tác giả  Hêminguây  (1899 – 1961) là văn hào Mĩ, được Giải thưởng Nobel về văn chương năm 1954. Từng tham gia Thế chiến I, cuộc chiến tranh Tây Ban Nha và Thế chiến II với tư cách là người lính, là phóng viên mặt trận. Ông để lại dấu ấn trong cả 3 thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết và kịch. Có tác phẩm nói lên tâm trạng một thế hệ thanh niên trong và sau chiến tranh như “Giã từ vũ khí”. Có tác phẩm kể chuyện săn bắn, đấu bò như “Chết vào buổi chiều”, “Những ngọn đồi xanh châu Phi”,… Với 2 kiệt tác “Chuông nguyện hồn ai”, “ Ông già và biển cả ”, tên tuổi  Hêminguây  lừng danh trên thế giới. Văn phong của  Hêminguây  giản dị, trong sáng, ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về thế giới tự nhiên và con người. chất liệu sống ngồn ngộn, độc thoại nội tâm, tình huống biến hóa, căng thẳng, đa nghĩa và đa thanh, mà ông gọi là nguyên lí “tảng băng trôi” có một phần nổi và 7 phần chìm, mang hàm nghĩa và triết lí sâu x...

Phân tích nhân vật Xôcôlốp

Phân tích nhân vật Xôcôlốp Hêminguây  (1899-1960) văn hào Mỹ, được giải thưởng Nôbel về văn chương năm 1954 đã từng viết: “Tôi rất thích văn học Nga… Trong các nhà văn hiện đại tôi thích Sôlôkhốp”. Là nhà văn Xô Viết được giải thưởng Nobel về văn học năm 1965, Sôlôkhốp được ca ngợi là “một trong những nhà văn xuôi lớn nhất thế kỷ 20”. “ Đất vỡ hoang ”, “ Sông Đông êm đềm ”,… và “ Số phận con người ” đã đem đến vinh quang cho Sôlôkhốp. Truyện “ Số phận con người ” xuất hiện trên báo “Sự thật” vào cuối năm 1956. Hình ảnh nhà văn Xôcôlốp để lại trong lòng ta bao ám ảnh về  số phận con người  đầy bất hạnh thương đau. Qua số phận nhân vật này, ta cảm nhận sâu sắc nhiệt tình tố cáo thảm họa chiến tranh, mô tả chiến tranh trong bộ mặt thật của nó; biểu dương khí phách anh hùng của người lính Xô viết, khám phá chiều sâu tính cách Nga bình dị, nhân ái - được thể hiện bằng một bút phát nghệ thuật điêu luyện, độc đáo của nhà văn Sôlôkhốp. Đọc “ Số phận con người ” ta vô cùng xúc độn...

Tìm hiểu tác phẩm "Số phận con người" của Sô lô khốp

Tìm hiểu tác phẩm "Số phận con người" của Sô lô khốp 1.Tiểu sử: Mikhain A-lêch-xan-đrô-vích Sôlôkhôp (1905-1984), sinh ra trong một gia đình nông dân, vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rôxtốp của Liên Xô cũ. Thời nội chiến: nghỉ học, tham gia cách mạng và bắt đầu viết văn. Năm 1923, Sôlôkhốp quyết tâm lên Maxcơva, tại đây ông làm đủ nghề để kiếm sống và thực hiện giấc mộng viết văn. Năm 1925 vì cảm thấy “thiếu quê hương” nên ông trở về quê và bắt tay vào sự nghiệp sáng tác “Sông Đông êm đềm” . Thời kỳ  chiến tranh  vệ quốc (1941-1945), ông khoác áo lính, làm phóng viên chiến trường, xông pha trên nhiều mặt trận, nhiều bài ký sự, chính luận, truyện ngắn nổi tiếng được ra đời.. 2.Sự nghiệp sáng tác: Tác phẩm:  - Tập truyện “ Truyện sông Đông ” (1926) - Bộ tiểu thuyết “Sông Đông êm đềm” bắt đầu sáng tác năm 1925 hoàn thành năm 1940, được tặng giải thưởng Nôben về văn học năm 1965. - “Đất vỡ hoang” (1932-1959) Đề tài: + Sôlôkhốp sinh ra và lớn lên ở vùng Sông Đông. Cuộc ...

"Ông già và biển cả" của Ernest Hemingway

"ÔNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ" CỦA ERNEST HEMINGWAY PGS.TS. Lê Huy Bắc Khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội Cùng với William Faulkner, Hemingway được xem là người khai sinh ra nền văn xuôi hiện đại Hoa Kì. Tầm ảnh hưởng của ông càng về cuối thế kỉ càng rõ nét. Tên tuổi ông vang xa khắp năm châu. G.G. Marquez gọi ông là thầy và nhiều tác giả Hoa Kì đương đại suy tôn ông làm người khai sinh ra trường phái Chủ nghĩa cực hạn (Minimalism). Một trường phái văn học xuất hiện ở Hoa Kì từ những năm 1920 với phương châm sáng tạo cơ bản là tinh giản văn chương đến mức tối đa, kiệm lời và kiệm cả cảm xúc...  Hemingway nổi tiếng với phương pháp Tảng băng trôi. Phương pháp sáng tác này yêu cầu sự cô đọng trong phản ánh hiện thực. Do vậy, nét nổi bật trong thế giới ngôn từ của kiệt tác là khả năng kiệm lời. Đặc biệt Hemingway rất hạn chế việc sử dụng tính từ. Còn động từ được dùng để diễn tả hành vi giao tiếp của con người thì hầu như chỉ độc mỗi nói (say) hoặc hành vi tự giao tiếp với chính bản thâ...