[ Giai thoại ] Ai về Chiêm quốc hộ Huyền Trân?
Salam!
Hôm nay là ngày kỷ niệm 20 năm thành lập Văn Phòng Quốc Tế Champa (International Office of Champa), hãy cùng nhau hé mở cánh cửa bí mật vào một nền văn hoá rực rỡ, tưởng là bị lãng quên, đó là văn hoá Champa, mà ngưòi Việt quen gọi là Chiêm thành hay Chàm, Hời hay Lồi. Ngưòi Chàm tự gọi là Chăm hay Champa, tên một loài hoa.
Hoa champaca màu trắng, vừa giống hoa ngọc lan vùa giống hoa sứ. Trong một chuyến đi cruise đầu năm 2008, tôi mang theo tập san Champaka, bìa có in một bông hoa sứ. Một nhân viên người Bali mượn đọc và cho hay hoa champaca cũng là hoa của đảo Bali, thuộc Indonesia. Anh cũng hiểu một số chữ Chàm in trong sách. Từ đó thủy thủ đoàn nguời Indonesian và tôi chào nhau theo kiểu Bali và Chàm, cũng giống người Việt xá nhau khi vào chùa, hai tay chắp truớc ngực, đầu hơi cúi. Bông hoa và tay chắp, như dấu hiệu văn hoá xuyên quốc gia, bỗng dưng mang lại niềm vui dịu dàng suốt cuộc hải hành dù giữa một biển ngưòi xa lạ.
Hương thơm của nền văn minh rực rỡ của vương quốc Champa, xứ sở của trầm hương, đã được nhiều nhà sử học và khảo cổ học nghiên cứu. Tuy nhiên, sức tàn phá cuả thiên nhiên và con người thô bạo hơn, đến nỗi một thi sĩ người Việt là Phan Ngọc Hoan, yêu Champa đến lấy bút hiệu Chế Lan Viên, đã ai oán kêu lên :
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm
Chiến tranh liên tục giữa hai nước láng giềng Chàm-Việt xảy ra hàng ngàn năm đã tàn phá cả hai dân tộc. Chỉ nhắc loáng thoáng đôi điều nơi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:
Đời Lê, năm 982, “…vua Lê Đại Hành chém Vua Chiêm là Phế Mị Thuế tại trận, bắt sống quân giặc không biết bao nhiêu mà kể, bắt được kỹ nữ trong cung trăm ngừoi và một thầy tăng người Thiên Trúc, lấy các đồ quí mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trì, phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về Kinh sư.”
Đời Lý, năm 1044, vua Lý Thái Tôn mang quân đi đánh Chiêm Thành, “…Quách Gia chém đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu. Bắt sống hơn 5,000 nguời, còn thì bị quan quân giết chết, máu đầy gươm giáo, xác chất đầy đồng. Vua lấy làm thương xót mới hạ lệnh rằng “Kẻ nào giết bậy ngưòi Chiêm thành thì sẽ giết không tha…”
Năm 1069, “Vua Lí Thánh Tông bắt vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn nguời….
Về phía Đại Việt, ngoài những lần quân Chàm quấy đảo nơi biên giới, kinh thành Thăng Long cũng ba lần bị thớt voi Chàm dẫm nát vào những năm 1370, 1377 và 1382 do việc vua Chế Bồng Nga đòi lại hai châu Ô- Lý.
Sử sách cũng nhắc đến những khoảng thời gian hòa bình, khi liên minh Chăm-Việt dựa lưng vào nhau chống quân Nguyên. Mối giao hảo đẹp đẽ tới nỗi Thuợng Hoàng Trần Nhân Tôn, lúc đó là thiền sư, sang viếng thăm nước Chăm suốt 9 tháng. Chuyến đi này cũng khởi đầu cho cuộc nhân duyên giữa vua Chế Mân 43 tuổi và công chúa Huyền Trân 19 tuổi.
Nhắc lại lịch sử làm gì? Không ngoài mục đích nhắc nhở nhau, rằng không có qúa khứ, sẽ không có hiện tại. Không thể thay đổi lịch sử, thì hãy cùng nhau ghi nhận, học tập những chinh chiến can qua, để thấy bài học lịch sử gồm cả khiếm khuyết của các lãnh đạo, và sự bất toàn nơi chính-sự các quốc gia.
Những giọt lệ nặng chĩu dài trên má của ông Từ Công Thu - anh cả của nhạc sĩ Từ Công Phụng - ngưòi sáng lập Văn Phòng Quốc Tế Champa, khiến bài phát biểu của ông bị ngưng lại nhiều lần, cho thấy nỗi khắc khoải khôn nguôi về một vết thương còn tươi máu. Giấc mơ phục hồi vưong quốc Champa hoàn toàn bị vua Minh Mạng dập tắt năm 1832 khi lãnh thổ cuối cùng của Champa bị đổi tên thành Bình Thuận. Lãnh thổ mất, nhưng Champa không mất, bởi vì trong Chàm có Việt, trong Việt có Chàm. Chăm-Việt đã bất khả phân ly từ hàng ngàn năm truớc.
Thế kỷ 10 và 11, dân số Đại Việt ở đồng bằng sông Hồng từ 2 triệu đến 2.600.000, thì con số tù binh 50,000 chiếm tỷ lệ khá lớn. Đám tù binh này bị an trí ở nhiều nơi mà dấu tích còn ghi đến ngày nay:
Phía Tây Thăng Long, 2 làng Yên Sở, Đắc Sở thuộc tỉnh Hưng Yên, có đền Lý Phục Man, chung quanh có trồng rất nhiều dừa, một sản phẩm hiếm hoi của đất Bắc. Có thể tù binh của bộ tộc Dừa của nước Chăm đã trồng những hàng dừa trên để nhớ đến cố huơng. Tạ Chí Đại Trường dẫn Trần Quốc Vuợng, cho biết ngay tại Yên Sở tới bây giờ, vẫn thấy “dấu vết một nơi an tháp tù binh Chàm, vẫn nói tiếng với ngữ điệu khó nghe nhận”.
Trong số 50.000 tù binh có 100 mỹ nữ, vũ nữ hoàng gia Chiêm. Hưng Yên nổi tiếng với hát chèo, hát ả đào, có thể xuất phát từ các cung nữ Chàm. Nhóm tù binh nữ đã có kỹ thuật dệt vải riêng, nên có cả đền bà Chúa Dệt Lĩnh. Các ca nữ này cũng đã trao truyền lại những khúc hát Nam Ai Nam Binh vọng về quê hương hết sức bi thương.
Vương tử Trần Nhật Duật hay cưỡi voi đến thôn Da-da-li –Việt gọi trệch là thôn Bà Già- nơi tù binh Chiêm sinh sống, chơi mấy ngày mới về.
Tháp Bảo Thiên, nóc được lợp bằng đồng, cao 12 tầng, cũng là công trình của thợ Chàm. Khi quân nhà Minh xâm chiếm Đại Việt, đã gỡ lớp đồng để đúc khí giới. Chỉ mới cách đây vài tháng, tháp Bảo Thiên là đề tài tranh dành giũa hai giáo hội Ki-Tô giáo và Phật giáo trong nước. Rất ngộ, không thấy hai giáo hội - và đồng nghiệp - nhắc nhở về dấu tích lịch sử hay hỏi ý kiến sở hữu chủ thật sự của địa điểm này, là dân tộc Việt Nam.Ảnh của Vũ Kim Lộc - Cổ Vật Huyền Bí – NXB Văn Hoá Dân Tộc – Hà Nội 2006. Cây trầm hương bằng vàng, thế kỷ 4-5. Một loại Cây Đời của Champa, tìm thấy ở Nhà Bè. Một tuyệt phẩm vô song, cả về ý tưởng lẫn kỹ thuật làm nữ trang. Cây cao 95mm, chiều dài của tán 130mm, chiều rộng 87mm, nặng 363,27 gram. Lớp vàng dát dầy 0,3mm. Cây đuợc tạo theo dáng bộ phận sinh vật nữ, hướng lên trời để giao thoa với thần thánh. Tổng cộng 8 trái và 26 bông hoa, nói lên ước nguyện sinh sôi nảy nở.
Vào đến miền Trung, sự pha trộn văn hóa Chăm-Việt còn rõ ràng hơn: từ tục thờ cúng Cá Ông, đến việc thờ nữ thần Thiên Y A Na - bà mẹ vương quốc Champa - ngự ở đền Ngọc Trản, tức điện Hòn Chén, mà triều đình nhà Nguyễn sắc phong làm Thượng Đẳng Thần. Người Bắc di cư 1954, mang theo bà chúa Liễu Hạnh tá túc thờ chung ở đền này.
Theo Phan Khoan, cống phẩm của Champa cho Đại Việt năm 1659 gồm 2 con voi đực, 20 con bò sắc vàng, 6 cặp ngà voi, 10 sừng tê giác, 50 cân sáp vàng, 50 khăn luạ trắng, 200 bó vi cá, 200 cây gỗ mun, 1 cây cột buồm, 500 nón lá.
“Nón lá che ngang mặt chữ điền”! Cả hai, nón lá và khuôn mặt chữ điền đều là tặng phẩm Chăm. Người Việt nói “đội nón”, người Chàm nói “đuô non”. Miền Bắc, phụ nữ chít khăn mỏ quạ, ngày hội mới đội nón quai thao. Ở miền Trung, nón lá phổ thông hơn. Chốn kinh đô Huế, nón lá hoá thân thành chiếc nón bài thơ. Tà áo dài Việt in hệt tà áo cổ truyền của Chăm, chỉ khác có sẻ tà. Phụ nữ đồng bằng sông Hồng đa số có mặt tròn, hơi tèn tẹt, mắt hai mí lót hơi húp. Nguợc lại, phụ nữ miền Trung có trán cao hơi dô, mũi cao, mắt to sâu hình trái hạnh, gò má cao, quai hàm vuông, đôi nguời có tóc quăn, vì vậy có ca dao “Tóc quăn chải lược đồi mồi. Chải đứng chải ngồi tóc vẫn còn quăn”. Khác biệt giữa phụ nữ Bắc và Trung không biết có phải do máu Chàm pha trộn? Cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu có nhận xét “Ở miền Trung, không ai là không có máu Chàm” không phải vô lý. Cộng cư và hoà huyết luôn đi đôi, truớc khi có những “nhà nước” kẻ vạch biên giới hoặc những sử gia phải uốn bút viết sử theo nhu cầu của triều đại.
Mai Hắc Đế (722) nổi dậy chống nhà Đường, quê ở Hà Tĩnh có cha là người Chăm, mẹ Việt.
Năm 1499, vua Lê Hiến Tông xuống chiếu …“Từ nay trên từ thân vương, dưới đến trăm họ, nhất luật không ai được lấy đàn bà con gái nước Chiêm thành làm vợ cả hay vợ lẽ để cho phong tục được thuần hậu”. “Từ nay nhân dân đạo Quảng Nam không được thuận tiện cướp bóc dân Man (ám chỉ dân Chiêm), mua bán nô tì riêng. Ai trái lệnh sẽ bị tội.” - cho thấy việc hôn nhân với nguời Chàm rất phổ biến từ quan đến dân. Chiếu vua bỏ quên giới phụ nữ Việt, có lẽ họ đuợc lập gia đình với chồng Chăm? Đó là tình hình Thăng Long.
Kể từ 1588, Nguyễn Hoàng làm trấn thủ vùng Thuận Hoá và bắt đầu cuộc Nam tiến từ 1611. Những ngưòi đi theo Nguyễn Hoàng có họ hàng thuộc huyện Tống Sơn (Thanh Hoá) cùng quân lính vùng Thanh Nghệ. Di dân thuở ban đầu không thể mang theo gia đình, những cuộc hoà huyết vói dân bản địa Chàm chắc chắn đã ra khỏi luật vua.
Vì vậy, tôi linh đình phản đối câu ca dao mà tác giả vô danh phát biểu dưới nhãn quan… thái thú Tô định.
"Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo"
Ngưòi Chăm theo mẫu hệ, con gái phải dâng lễ vật đi cưới con trai. Đằng này, ông vua đa tình Chế Mân đã theo yêu cầu của thượng hoàng Trần Nhân Tôn thuận dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên) để cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1306, tháng sáu, công chúa Huyền Trân sang Chiêm. Năm 1307, tháng năm, vua Chế Mân băng. Tháng sáu, vua đựợc hoả táng. Tháng mười, Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tôn sang Chiêm, lập mưu đón công chúa Huyền Trân và thế tử Đa Da về Việt; vào lúc đe doạ về một cuộc hoả táng đã không còn.
Theo sách sử và phong tục Chàm, lên giàn hoả là một điều tự nguyện chỉ chánh cung mới đuợc khẩn nài nếu muốn, và phải đuợc hội đồng hoàng gia duyệt xét. Hoàng hậu Tapasi - gốc người Java – đã đuợc đưa về nước sau ngày vua Chế Mân từ trần. Công chúa Huyền Trân không phải chánh cung, nên không được lên giàn hỏa chết theo đấng quân vương.
Triều Trần cướp công chúa về là bội hôn. Cướp ngưòi nhưng không trả đất là bội ước. Điều ai oán, sau khi về tới Thăng Long, với sự cay độc của một triều đình ảnh hưởng Nho giáo, Huyền Trân đã vào chùa tu, khi mới ngoài 20 tuổi. Thế tử Đa Da mồ côi bé bỏng, không hề đuợc sử sách nhắc tới, dù chỉ một lần.
Cũng may, văn hiến nước Việt cũng vẫn còn, nên câu ca dao này không chính thức ghi trong sử Việt. Cũng không may, câu ca dao này vẫn được các văn sĩ thời nay trích dẫn tỉnh bơ – hệt như họ là hậu duệ của thái thú Tô Định hay quan toàn quyền Decoux – Các quan thái thú/toàn quyền tân thời này coi thuờng lịch sử, khinh rẻ tấm chân tình của vua Chế Mân, cũng coi rẻ cả bước chân ngàn dậm ra đi của công chúa Huyền Trân. Thử hỏi, không có miền Trung, làm gì có miền Nam? Một dải đồng bằng sông Hồng - mà vua Trần tả “bé bằng cái bàn tay, mà làm sao đặt ra lắm ban lắm bệ thế”- làm sao chống trả nổi đe doạ triền miên từ phương Bắc? Suốt một ngàn năm, người Việt Giao Chỉ không tiến xa hơn đèo Ngang để đặt chân tới đất Nhật Nam. Chỉ 600 năm sau công chúa Huyền Trân, biên giới cực Nam của nước Việt đã như ngày nay.
Tổ tiên thế nào, chúng ta nhận chịu như thế ấy. Nhưng không vì thế ngồi hưởng sự buồn đau của dân tộc Champa. Hãy vọng về cố đô Mỹ Sơn, vọng về cố đô Thăng Long, tưởng nhớ đến mối u tình của vua Chế Mân và Công Chuá Huyền Trân, tưởng niệm triệu triệu sinh linh Việt-Chăm lót máu suốt giải giang sơn, và hiểu câu thơ của Nguyễn Bính khác với lối mòn lãng mạn,
Những học giả người Chàm, ngừơi Tây Phương nghiên cứu Champa đã đành, cũng không thiếu gì học giả người Việt để ngòi bút tự do vượt khỏi lũy tre xanh chật hẹp khi viết về nguồn cội Champa. Bình Nguyên Lộc là tác giả nhắc đến “Lạc Lồi” như một trong những pha trộn chủng tộc trên đất Việt. Trong nước có Ngô Văn Doanh, ở Pháp có Lê Thành Khôi, ở Úc có Nguyên Nguyên, Nguyễn Đức Hiệp. Ở Cali có Tạ Chí Đại Trưòng, Nguyễn Hy Vọng, Thu Tứ. Ở Texas có Nguyễn Cúc… Mới hôm qua, đài VNCR giới thiệu về ngày sinh nhật của IOC trên làn sóng, cộng thêm sự có mặt của giới truyền thông và đông đảo ngưòi Việt trong buổi lễ kỷ niệm hôm nay, cho thấy dù kết quả ban đầu có khiêm nhường, cũng xin các anh em Chăm ghi nhận những ân cần ấy, để trái tim đỡ bị rạn nứt; và lòng tin vào cuộc đời và giòng sinh mệnh Champa sẽ không bao giờ phai nhạt.
Salam, xin chào.Trần Thị Vĩnh Tường, 27-12-2008, California (Bài phát biểu nhân sinh nhật hai mươi năm Văn Phòng Quốc Tế Champa)
----------------------------
“Champa”để chỉ quốc gia; “Chăm” để chỉ ngưòi. Trứơc nay, người Việt hay gọi Chàm hay Chiêm, cũng giống như ngưòi Chăm, gọi ngưòi Việt là Yuôn, đều không có ý xúc phạm nhau. Hiện nay trong nuớc sử dụng từ “Chăm” để tỏ ý tôn trọng dân tộc Chăm. Tuy nhiên, trong bài này, chúng tôi vẫn dùng, lúc thì Chàm, lúc Chăm, lúc Chiêm để không đứt đoạn với quá khứ. Thi sĩ Chế Lan Viên đã dùng chữ Hời, nhưng đã có ngưòi Việt nào yêu ngưòi Hời hơn ông?
Hôm nay là ngày kỷ niệm 20 năm thành lập Văn Phòng Quốc Tế Champa (International Office of Champa), hãy cùng nhau hé mở cánh cửa bí mật vào một nền văn hoá rực rỡ, tưởng là bị lãng quên, đó là văn hoá Champa, mà ngưòi Việt quen gọi là Chiêm thành hay Chàm, Hời hay Lồi. Ngưòi Chàm tự gọi là Chăm hay Champa, tên một loài hoa.
Hoa champaca màu trắng, vừa giống hoa ngọc lan vùa giống hoa sứ. Trong một chuyến đi cruise đầu năm 2008, tôi mang theo tập san Champaka, bìa có in một bông hoa sứ. Một nhân viên người Bali mượn đọc và cho hay hoa champaca cũng là hoa của đảo Bali, thuộc Indonesia. Anh cũng hiểu một số chữ Chàm in trong sách. Từ đó thủy thủ đoàn nguời Indonesian và tôi chào nhau theo kiểu Bali và Chàm, cũng giống người Việt xá nhau khi vào chùa, hai tay chắp truớc ngực, đầu hơi cúi. Bông hoa và tay chắp, như dấu hiệu văn hoá xuyên quốc gia, bỗng dưng mang lại niềm vui dịu dàng suốt cuộc hải hành dù giữa một biển ngưòi xa lạ.
Hương thơm của nền văn minh rực rỡ của vương quốc Champa, xứ sở của trầm hương, đã được nhiều nhà sử học và khảo cổ học nghiên cứu. Tuy nhiên, sức tàn phá cuả thiên nhiên và con người thô bạo hơn, đến nỗi một thi sĩ người Việt là Phan Ngọc Hoan, yêu Champa đến lấy bút hiệu Chế Lan Viên, đã ai oán kêu lên :
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm
Đời Lê, năm 982, “…vua Lê Đại Hành chém Vua Chiêm là Phế Mị Thuế tại trận, bắt sống quân giặc không biết bao nhiêu mà kể, bắt được kỹ nữ trong cung trăm ngừoi và một thầy tăng người Thiên Trúc, lấy các đồ quí mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trì, phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về Kinh sư.”
Đời Lý, năm 1044, vua Lý Thái Tôn mang quân đi đánh Chiêm Thành, “…Quách Gia chém đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu. Bắt sống hơn 5,000 nguời, còn thì bị quan quân giết chết, máu đầy gươm giáo, xác chất đầy đồng. Vua lấy làm thương xót mới hạ lệnh rằng “Kẻ nào giết bậy ngưòi Chiêm thành thì sẽ giết không tha…”
Năm 1069, “Vua Lí Thánh Tông bắt vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn nguời….
Về phía Đại Việt, ngoài những lần quân Chàm quấy đảo nơi biên giới, kinh thành Thăng Long cũng ba lần bị thớt voi Chàm dẫm nát vào những năm 1370, 1377 và 1382 do việc vua Chế Bồng Nga đòi lại hai châu Ô- Lý.
Sử sách cũng nhắc đến những khoảng thời gian hòa bình, khi liên minh Chăm-Việt dựa lưng vào nhau chống quân Nguyên. Mối giao hảo đẹp đẽ tới nỗi Thuợng Hoàng Trần Nhân Tôn, lúc đó là thiền sư, sang viếng thăm nước Chăm suốt 9 tháng. Chuyến đi này cũng khởi đầu cho cuộc nhân duyên giữa vua Chế Mân 43 tuổi và công chúa Huyền Trân 19 tuổi.
Nhắc lại lịch sử làm gì? Không ngoài mục đích nhắc nhở nhau, rằng không có qúa khứ, sẽ không có hiện tại. Không thể thay đổi lịch sử, thì hãy cùng nhau ghi nhận, học tập những chinh chiến can qua, để thấy bài học lịch sử gồm cả khiếm khuyết của các lãnh đạo, và sự bất toàn nơi chính-sự các quốc gia.
Những giọt lệ nặng chĩu dài trên má của ông Từ Công Thu - anh cả của nhạc sĩ Từ Công Phụng - ngưòi sáng lập Văn Phòng Quốc Tế Champa, khiến bài phát biểu của ông bị ngưng lại nhiều lần, cho thấy nỗi khắc khoải khôn nguôi về một vết thương còn tươi máu. Giấc mơ phục hồi vưong quốc Champa hoàn toàn bị vua Minh Mạng dập tắt năm 1832 khi lãnh thổ cuối cùng của Champa bị đổi tên thành Bình Thuận. Lãnh thổ mất, nhưng Champa không mất, bởi vì trong Chàm có Việt, trong Việt có Chàm. Chăm-Việt đã bất khả phân ly từ hàng ngàn năm truớc.
Thế kỷ 10 và 11, dân số Đại Việt ở đồng bằng sông Hồng từ 2 triệu đến 2.600.000, thì con số tù binh 50,000 chiếm tỷ lệ khá lớn. Đám tù binh này bị an trí ở nhiều nơi mà dấu tích còn ghi đến ngày nay:
Phía Tây Thăng Long, 2 làng Yên Sở, Đắc Sở thuộc tỉnh Hưng Yên, có đền Lý Phục Man, chung quanh có trồng rất nhiều dừa, một sản phẩm hiếm hoi của đất Bắc. Có thể tù binh của bộ tộc Dừa của nước Chăm đã trồng những hàng dừa trên để nhớ đến cố huơng. Tạ Chí Đại Trường dẫn Trần Quốc Vuợng, cho biết ngay tại Yên Sở tới bây giờ, vẫn thấy “dấu vết một nơi an tháp tù binh Chàm, vẫn nói tiếng với ngữ điệu khó nghe nhận”.
Trong số 50.000 tù binh có 100 mỹ nữ, vũ nữ hoàng gia Chiêm. Hưng Yên nổi tiếng với hát chèo, hát ả đào, có thể xuất phát từ các cung nữ Chàm. Nhóm tù binh nữ đã có kỹ thuật dệt vải riêng, nên có cả đền bà Chúa Dệt Lĩnh. Các ca nữ này cũng đã trao truyền lại những khúc hát Nam Ai Nam Binh vọng về quê hương hết sức bi thương.
Vương tử Trần Nhật Duật hay cưỡi voi đến thôn Da-da-li –Việt gọi trệch là thôn Bà Già- nơi tù binh Chiêm sinh sống, chơi mấy ngày mới về.
Chùa Bà Đanh
Chùa Bà Đanh, hữu ngạn sông Đáy, thuộc thôn Đanh Xá, hay Đinh Xá, thuộc huyện Kim Bảng, cũng là một làng có nguồn gốc của tù binh Chăm.Chùa Dạm
Chùa Dạm, Bắc Ninh, nổi tiếng với cột đá cao chừng 5m, một khối hình trụ (đường kính 1m30) chồng lên một khối hộp (1m4 x 1m6) - hai bộ phận sinh dục nam nữ - là biểu hiệu cho sự trường tồn, một biệt sắc rất Chăm. Tháp Bảo Thiên, nóc được lợp bằng đồng, cao 12 tầng, cũng là công trình của thợ Chàm. Khi quân nhà Minh xâm chiếm Đại Việt, đã gỡ lớp đồng để đúc khí giới. Chỉ mới cách đây vài tháng, tháp Bảo Thiên là đề tài tranh dành giũa hai giáo hội Ki-Tô giáo và Phật giáo trong nước. Rất ngộ, không thấy hai giáo hội - và đồng nghiệp - nhắc nhở về dấu tích lịch sử hay hỏi ý kiến sở hữu chủ thật sự của địa điểm này, là dân tộc Việt Nam.Ảnh của Vũ Kim Lộc - Cổ Vật Huyền Bí – NXB Văn Hoá Dân Tộc – Hà Nội 2006. Cây trầm hương bằng vàng, thế kỷ 4-5. Một loại Cây Đời của Champa, tìm thấy ở Nhà Bè. Một tuyệt phẩm vô song, cả về ý tưởng lẫn kỹ thuật làm nữ trang. Cây cao 95mm, chiều dài của tán 130mm, chiều rộng 87mm, nặng 363,27 gram. Lớp vàng dát dầy 0,3mm. Cây đuợc tạo theo dáng bộ phận sinh vật nữ, hướng lên trời để giao thoa với thần thánh. Tổng cộng 8 trái và 26 bông hoa, nói lên ước nguyện sinh sôi nảy nở.
Vào đến miền Trung, sự pha trộn văn hóa Chăm-Việt còn rõ ràng hơn: từ tục thờ cúng Cá Ông, đến việc thờ nữ thần Thiên Y A Na - bà mẹ vương quốc Champa - ngự ở đền Ngọc Trản, tức điện Hòn Chén, mà triều đình nhà Nguyễn sắc phong làm Thượng Đẳng Thần. Người Bắc di cư 1954, mang theo bà chúa Liễu Hạnh tá túc thờ chung ở đền này.
Theo Phan Khoan, cống phẩm của Champa cho Đại Việt năm 1659 gồm 2 con voi đực, 20 con bò sắc vàng, 6 cặp ngà voi, 10 sừng tê giác, 50 cân sáp vàng, 50 khăn luạ trắng, 200 bó vi cá, 200 cây gỗ mun, 1 cây cột buồm, 500 nón lá.
“Nón lá che ngang mặt chữ điền”! Cả hai, nón lá và khuôn mặt chữ điền đều là tặng phẩm Chăm. Người Việt nói “đội nón”, người Chàm nói “đuô non”. Miền Bắc, phụ nữ chít khăn mỏ quạ, ngày hội mới đội nón quai thao. Ở miền Trung, nón lá phổ thông hơn. Chốn kinh đô Huế, nón lá hoá thân thành chiếc nón bài thơ. Tà áo dài Việt in hệt tà áo cổ truyền của Chăm, chỉ khác có sẻ tà. Phụ nữ đồng bằng sông Hồng đa số có mặt tròn, hơi tèn tẹt, mắt hai mí lót hơi húp. Nguợc lại, phụ nữ miền Trung có trán cao hơi dô, mũi cao, mắt to sâu hình trái hạnh, gò má cao, quai hàm vuông, đôi nguời có tóc quăn, vì vậy có ca dao “Tóc quăn chải lược đồi mồi. Chải đứng chải ngồi tóc vẫn còn quăn”. Khác biệt giữa phụ nữ Bắc và Trung không biết có phải do máu Chàm pha trộn? Cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu có nhận xét “Ở miền Trung, không ai là không có máu Chàm” không phải vô lý. Cộng cư và hoà huyết luôn đi đôi, truớc khi có những “nhà nước” kẻ vạch biên giới hoặc những sử gia phải uốn bút viết sử theo nhu cầu của triều đại.
Mai Hắc Đế (722) nổi dậy chống nhà Đường, quê ở Hà Tĩnh có cha là người Chăm, mẹ Việt.
Năm 1499, vua Lê Hiến Tông xuống chiếu …“Từ nay trên từ thân vương, dưới đến trăm họ, nhất luật không ai được lấy đàn bà con gái nước Chiêm thành làm vợ cả hay vợ lẽ để cho phong tục được thuần hậu”. “Từ nay nhân dân đạo Quảng Nam không được thuận tiện cướp bóc dân Man (ám chỉ dân Chiêm), mua bán nô tì riêng. Ai trái lệnh sẽ bị tội.” - cho thấy việc hôn nhân với nguời Chàm rất phổ biến từ quan đến dân. Chiếu vua bỏ quên giới phụ nữ Việt, có lẽ họ đuợc lập gia đình với chồng Chăm? Đó là tình hình Thăng Long.
Kể từ 1588, Nguyễn Hoàng làm trấn thủ vùng Thuận Hoá và bắt đầu cuộc Nam tiến từ 1611. Những ngưòi đi theo Nguyễn Hoàng có họ hàng thuộc huyện Tống Sơn (Thanh Hoá) cùng quân lính vùng Thanh Nghệ. Di dân thuở ban đầu không thể mang theo gia đình, những cuộc hoà huyết vói dân bản địa Chàm chắc chắn đã ra khỏi luật vua.
Vì vậy, tôi linh đình phản đối câu ca dao mà tác giả vô danh phát biểu dưới nhãn quan… thái thú Tô định.
"Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo"
Theo sách sử và phong tục Chàm, lên giàn hoả là một điều tự nguyện chỉ chánh cung mới đuợc khẩn nài nếu muốn, và phải đuợc hội đồng hoàng gia duyệt xét. Hoàng hậu Tapasi - gốc người Java – đã đuợc đưa về nước sau ngày vua Chế Mân từ trần. Công chúa Huyền Trân không phải chánh cung, nên không được lên giàn hỏa chết theo đấng quân vương.
Triều Trần cướp công chúa về là bội hôn. Cướp ngưòi nhưng không trả đất là bội ước. Điều ai oán, sau khi về tới Thăng Long, với sự cay độc của một triều đình ảnh hưởng Nho giáo, Huyền Trân đã vào chùa tu, khi mới ngoài 20 tuổi. Thế tử Đa Da mồ côi bé bỏng, không hề đuợc sử sách nhắc tới, dù chỉ một lần.
Cũng may, văn hiến nước Việt cũng vẫn còn, nên câu ca dao này không chính thức ghi trong sử Việt. Cũng không may, câu ca dao này vẫn được các văn sĩ thời nay trích dẫn tỉnh bơ – hệt như họ là hậu duệ của thái thú Tô Định hay quan toàn quyền Decoux – Các quan thái thú/toàn quyền tân thời này coi thuờng lịch sử, khinh rẻ tấm chân tình của vua Chế Mân, cũng coi rẻ cả bước chân ngàn dậm ra đi của công chúa Huyền Trân. Thử hỏi, không có miền Trung, làm gì có miền Nam? Một dải đồng bằng sông Hồng - mà vua Trần tả “bé bằng cái bàn tay, mà làm sao đặt ra lắm ban lắm bệ thế”- làm sao chống trả nổi đe doạ triền miên từ phương Bắc? Suốt một ngàn năm, người Việt Giao Chỉ không tiến xa hơn đèo Ngang để đặt chân tới đất Nhật Nam. Chỉ 600 năm sau công chúa Huyền Trân, biên giới cực Nam của nước Việt đã như ngày nay.
Tổ tiên thế nào, chúng ta nhận chịu như thế ấy. Nhưng không vì thế ngồi hưởng sự buồn đau của dân tộc Champa. Hãy vọng về cố đô Mỹ Sơn, vọng về cố đô Thăng Long, tưởng nhớ đến mối u tình của vua Chế Mân và Công Chuá Huyền Trân, tưởng niệm triệu triệu sinh linh Việt-Chăm lót máu suốt giải giang sơn, và hiểu câu thơ của Nguyễn Bính khác với lối mòn lãng mạn,
Huyền Trân Huyên Trân Huyền Trân ơi
Mùa xuân mùa xuân mùa xuân rồi
Ngoài kia chín vạn bông tròi nở
Riêng có tình ta khép lại thôi
Không việc gì phải khép lại! Ngay cả thảm kịch cũng thiêng liêng và ích lợi nếu nhận biết nỗi đau lịch sử không của riêng ai. Trong nuớc, vừa mở hội thảo “Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn: Một hội thảo lịch sử”. Chắc cũng đã đến lúc ngưòi Việt đủ tự tin và bình tâm mở nhiều hội thảo chính thức về sự đa nguồn gốc của Việt tộc, trong đó có Champa, một trong những cội nguồn của Việt tộc, cả DNA lẫn văn hoá. Chỉ sự lương thiện ấy mới có thể tạo được những rung cảm giống nhau về đất nứơc và con ngưòi, yếu tố cần thiết cho sự thống nhất và đoàn kết từ trong sâu thẳm.Mùa xuân mùa xuân mùa xuân rồi
Ngoài kia chín vạn bông tròi nở
Riêng có tình ta khép lại thôi
Những học giả người Chàm, ngừơi Tây Phương nghiên cứu Champa đã đành, cũng không thiếu gì học giả người Việt để ngòi bút tự do vượt khỏi lũy tre xanh chật hẹp khi viết về nguồn cội Champa. Bình Nguyên Lộc là tác giả nhắc đến “Lạc Lồi” như một trong những pha trộn chủng tộc trên đất Việt. Trong nước có Ngô Văn Doanh, ở Pháp có Lê Thành Khôi, ở Úc có Nguyên Nguyên, Nguyễn Đức Hiệp. Ở Cali có Tạ Chí Đại Trưòng, Nguyễn Hy Vọng, Thu Tứ. Ở Texas có Nguyễn Cúc… Mới hôm qua, đài VNCR giới thiệu về ngày sinh nhật của IOC trên làn sóng, cộng thêm sự có mặt của giới truyền thông và đông đảo ngưòi Việt trong buổi lễ kỷ niệm hôm nay, cho thấy dù kết quả ban đầu có khiêm nhường, cũng xin các anh em Chăm ghi nhận những ân cần ấy, để trái tim đỡ bị rạn nứt; và lòng tin vào cuộc đời và giòng sinh mệnh Champa sẽ không bao giờ phai nhạt.
Salam, xin chào.Trần Thị Vĩnh Tường, 27-12-2008, California (Bài phát biểu nhân sinh nhật hai mươi năm Văn Phòng Quốc Tế Champa)
----------------------------
“Champa”để chỉ quốc gia; “Chăm” để chỉ ngưòi. Trứơc nay, người Việt hay gọi Chàm hay Chiêm, cũng giống như ngưòi Chăm, gọi ngưòi Việt là Yuôn, đều không có ý xúc phạm nhau. Hiện nay trong nuớc sử dụng từ “Chăm” để tỏ ý tôn trọng dân tộc Chăm. Tuy nhiên, trong bài này, chúng tôi vẫn dùng, lúc thì Chàm, lúc Chăm, lúc Chiêm để không đứt đoạn với quá khứ. Thi sĩ Chế Lan Viên đã dùng chữ Hời, nhưng đã có ngưòi Việt nào yêu ngưòi Hời hơn ông?
Vietsciences- Trần thị Vĩnh Tường
Nhận xét
Đăng nhận xét