Mẹ ơi! Tết này con không về !!!
Nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ gia đình, bè bạn khiến tôi chỉ muốn trở về nhà ngay lúc này.
Mùa xuân năm nay là mùa xuân thứ 22 trong cuộc đời tôi nhưng là mùa đầu tiên tôi ăn Tết xa nhà. Cuộc sống bước đầu của một sinh viên vừa ra trường với muôn vàn khó khăn đã khiến tôi rời xa quê hương để đi tìm một miền đất hứa.
Tôi chuyển vào Nam sống cùng cậu với ước mong tìm kiếm được một cơ hội tốt. Tôi bắt đầu với đủ thứ công việc, từ nhân viên bán quần áo trong các khu chợ đêm đến quảng cáo sản phẩm cho mọi nhãn hàng. Vất vả và nhiều áp lực đã khiến tôi bật khóc. Những đêm xa quê, nhìn lên bầu trời, tôi lại tự hỏi, ba mẹ tôi lúc này đang làm gì, có nhớ tôi như tôi lúc này hay không?
Tôi nhớ đến những lần tựa vai vào mẹ, mẹ vuốt tóc tôi thủ thỉ: “Mẹ chẳng mong gì hơn, chỉ mong cuộc sống của các con được yên ấm, con cái đã là của để dành rồi”. Giờ đây, tôi với mẹ tuy cùng nhìn lên một bầu trời mà cách xa cả ngàn cây số. Gương mặt mẹ đã bắt đầu hằn sâu những nếp nhăn. Nước mắt tôi trào ra nơi khóe mi. Tôi úp mặt vào gối, ngăn những tiếng nấc bật lên. Giữa những thổn thức xa quê hương, tôi tự nhủ mình phải sống cho thật mạnh mẽ.
Cha mẹ tôi có ba người con đều là con gái. Chị cả tôi hiện đã là giảng viên đại học, chị hai đã lấy chồng và làm công nhân tại một khu công nghiệp, chỉ còn tôi là người duy nhất chưa ổn định được cuộc sống cho riêng mình. Tết năm nay tôi không về. Mẹ đã gọi điện, bạn bè cũng thúc giục rất nhiều nhưng tôi vẫn nhất định ở lại bởi khoảng thời gian gần Tết mới là dịp tôi có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Những công việc như: bán hoa, bán hàng Tết dù bận bịu đến tận những ngày cuối năm nhưng nó sẽ giúp tôi bươn chải được cuộc sống trong những ngày dài. Số tiền ít ỏi tôi tiết kiệm được trong mấy tháng vừa qua cũng chỉ đủ cho tôi mua một vé máy bay về nhà. Tôi không muốn cha mẹ và các chị mãi lo lắng cho tôi thêm nữa. Tôi còn trẻ, ăn Tết xa quê cũng sẽ là một trải nghiệm. Dù biết, đó sẽ là một trải nghiệm buồn.
Khi nhìn những tấm cửa kính trong quầy hàng đã dán đầy hoa mai, tôi lại ngẩn ngơ nhớ đến cánh đào miền Bắc. Hoa mai sắc vàng còn hoa đào sắc hồng, sắc đỏ. Hoa mai báo Tết miền Nam, hoa đào gọi Tết miền Bắc – gọi Tết của nơi tôi đã sinh ra và trưởng thành. Tầm này ở nhà, dọc con đường bờ hồ của quê tôi đã ngập tràn sắc hồng của hoa đào, hay những quả quất căng tròn, lúc lỉu. Những bó hương thơm chân đỏ, những bức tranh phong cảnh đầy màu sắc được bày bán dọc vỉa hè.
Tôi nghẹn ngào bấm số máy của mẹ tôi rồi áp chặt điện thoại vào tai, nghe thấy giọng mẹ cũng rưng rưng xúc động.
- Hay về nhà đi con, vào khu công nghiệp xã mình làm cho nó ổn định, mẹ thấy mày vất vả quá con ạ.
- Con còn trẻ mà mẹ. Mẹ cứ để cho con thử sức một thời gian.
Tôi ngậm ngùi. Tôi biết mẹ lo lắng cho tôi nhiều lắm, nhưng tôi không làm khác được, cuộc sống có nhiều khó khăn tất yếu phải trải qua.
- Ừ, mày ở đó nhớ giữ gìn sức khỏe nhé con, Tết này không có mày ở nhà, cả nhà sẽ buồn lắm.
Tôi tắt máy, không ngăn được những dòng nước mắt mình nóng hổi tuôn rơi. Tôi đoán chắc rằng ở phía đầu dây bên kia, mẹ cũng đang khóc. Nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ gia đình, bè bạn khiến tôi chỉ muốn ngay lúc này được quay trở lại bên cạnh họ. Khi đi xa, tôi mới hiểu thế nào là niềm yêu nỗi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Mỗi cảnh vật mang nét quê hương thoáng qua nơi đất khách cũng khiến tôi nhớ nhà.
Cuộc sống đã đẩy đưa tôi đến một nơi xa xôi, nơi rất khó để có thể nhìn thấy nụ cười của mẹ, gương mặt của ba; một nơi không còn có thể tụ tập bạn bè dịp cuối năm quây quần bên đĩa hạt dưa, lai rai những câu chuyện phiếm. Hơi ấm của những ánh lửa bên nồi bánh chưng xanh, bữa cơm tất niên… tất cả ùa về. Tôi thấy lòng mình se sắt lại. Cảnh vật nhạt nhòa trước mắt tôi.
Giữa nơi đất khách quê người, tôi chỉ xin gió hãy mang chút hơi xuân miền Bắc đến gần lại bên tôi…
Mùa xuân năm nay là mùa xuân thứ 22 trong cuộc đời tôi nhưng là mùa đầu tiên tôi ăn Tết xa nhà. Cuộc sống bước đầu của một sinh viên vừa ra trường với muôn vàn khó khăn đã khiến tôi rời xa quê hương để đi tìm một miền đất hứa.
Tôi chuyển vào Nam sống cùng cậu với ước mong tìm kiếm được một cơ hội tốt. Tôi bắt đầu với đủ thứ công việc, từ nhân viên bán quần áo trong các khu chợ đêm đến quảng cáo sản phẩm cho mọi nhãn hàng. Vất vả và nhiều áp lực đã khiến tôi bật khóc. Những đêm xa quê, nhìn lên bầu trời, tôi lại tự hỏi, ba mẹ tôi lúc này đang làm gì, có nhớ tôi như tôi lúc này hay không?
Tôi nhớ đến những lần tựa vai vào mẹ, mẹ vuốt tóc tôi thủ thỉ: “Mẹ chẳng mong gì hơn, chỉ mong cuộc sống của các con được yên ấm, con cái đã là của để dành rồi”. Giờ đây, tôi với mẹ tuy cùng nhìn lên một bầu trời mà cách xa cả ngàn cây số. Gương mặt mẹ đã bắt đầu hằn sâu những nếp nhăn. Nước mắt tôi trào ra nơi khóe mi. Tôi úp mặt vào gối, ngăn những tiếng nấc bật lên. Giữa những thổn thức xa quê hương, tôi tự nhủ mình phải sống cho thật mạnh mẽ.
Cha mẹ tôi có ba người con đều là con gái. Chị cả tôi hiện đã là giảng viên đại học, chị hai đã lấy chồng và làm công nhân tại một khu công nghiệp, chỉ còn tôi là người duy nhất chưa ổn định được cuộc sống cho riêng mình. Tết năm nay tôi không về. Mẹ đã gọi điện, bạn bè cũng thúc giục rất nhiều nhưng tôi vẫn nhất định ở lại bởi khoảng thời gian gần Tết mới là dịp tôi có cơ hội kiếm thêm thu nhập. Những công việc như: bán hoa, bán hàng Tết dù bận bịu đến tận những ngày cuối năm nhưng nó sẽ giúp tôi bươn chải được cuộc sống trong những ngày dài. Số tiền ít ỏi tôi tiết kiệm được trong mấy tháng vừa qua cũng chỉ đủ cho tôi mua một vé máy bay về nhà. Tôi không muốn cha mẹ và các chị mãi lo lắng cho tôi thêm nữa. Tôi còn trẻ, ăn Tết xa quê cũng sẽ là một trải nghiệm. Dù biết, đó sẽ là một trải nghiệm buồn.
Khi nhìn những tấm cửa kính trong quầy hàng đã dán đầy hoa mai, tôi lại ngẩn ngơ nhớ đến cánh đào miền Bắc. Hoa mai sắc vàng còn hoa đào sắc hồng, sắc đỏ. Hoa mai báo Tết miền Nam, hoa đào gọi Tết miền Bắc – gọi Tết của nơi tôi đã sinh ra và trưởng thành. Tầm này ở nhà, dọc con đường bờ hồ của quê tôi đã ngập tràn sắc hồng của hoa đào, hay những quả quất căng tròn, lúc lỉu. Những bó hương thơm chân đỏ, những bức tranh phong cảnh đầy màu sắc được bày bán dọc vỉa hè.
Tôi nghẹn ngào bấm số máy của mẹ tôi rồi áp chặt điện thoại vào tai, nghe thấy giọng mẹ cũng rưng rưng xúc động.
- Hay về nhà đi con, vào khu công nghiệp xã mình làm cho nó ổn định, mẹ thấy mày vất vả quá con ạ.
- Con còn trẻ mà mẹ. Mẹ cứ để cho con thử sức một thời gian.
Tôi ngậm ngùi. Tôi biết mẹ lo lắng cho tôi nhiều lắm, nhưng tôi không làm khác được, cuộc sống có nhiều khó khăn tất yếu phải trải qua.
- Ừ, mày ở đó nhớ giữ gìn sức khỏe nhé con, Tết này không có mày ở nhà, cả nhà sẽ buồn lắm.
Tôi tắt máy, không ngăn được những dòng nước mắt mình nóng hổi tuôn rơi. Tôi đoán chắc rằng ở phía đầu dây bên kia, mẹ cũng đang khóc. Nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ gia đình, bè bạn khiến tôi chỉ muốn ngay lúc này được quay trở lại bên cạnh họ. Khi đi xa, tôi mới hiểu thế nào là niềm yêu nỗi nhớ nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Mỗi cảnh vật mang nét quê hương thoáng qua nơi đất khách cũng khiến tôi nhớ nhà.
Cuộc sống đã đẩy đưa tôi đến một nơi xa xôi, nơi rất khó để có thể nhìn thấy nụ cười của mẹ, gương mặt của ba; một nơi không còn có thể tụ tập bạn bè dịp cuối năm quây quần bên đĩa hạt dưa, lai rai những câu chuyện phiếm. Hơi ấm của những ánh lửa bên nồi bánh chưng xanh, bữa cơm tất niên… tất cả ùa về. Tôi thấy lòng mình se sắt lại. Cảnh vật nhạt nhòa trước mắt tôi.
Giữa nơi đất khách quê người, tôi chỉ xin gió hãy mang chút hơi xuân miền Bắc đến gần lại bên tôi…
(internet)
Nhận xét
Đăng nhận xét